21/03/2013 09:25 GMT+7

Thủ tướng Úc xin lỗi vì chính sách con nuôi ép buộc

DUY TRÂN (Theo Telegraph) 
DUY TRÂN (Theo Telegraph) 

TTO - Sáng 21-3, Thủ tướng Úc Julia Gillard đã gửi lời xin lỗi quốc gia đến hàng ngàn phụ nữ - những người bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện chính sách con nuôi ép buộc từ những năm 1950 đến những năm 1970.

53P6Yksw.jpgPhóng to

Thủ tướng Úc Julia Gillard cam kết sẽ chi 5 triệu USD để hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng - Ảnh: Getty Images

Trong thời gian đó, hàng chục ngàn trẻ em được sinh ra bởi những người phụ nữ chưa kết hôn đã bị buộc phải rời xa mẹ từ rất nhỏ.

Tại hội trường Quốc hội, hơn 800 nạn nhân của chính sách đó, với nhiều người rơi nước mắt, đã đồng loạt đứng dậy khi nghe lời xin lỗi từ Thủ tướng Julia Gillard: “Hôm nay, tại hội trường Quốc hội này, tôi xin thay mặt cho người dân Úc chịu trách nhiệm và xin lỗi về chính sách con nuôi ép buộc đã tạo ra sự ly biệt đối với các bà mẹ và đứa bé sơ sinh của họ, dẫn đến một di sản đau đớn kéo dài hàng thập kỷ”.

“Chúng tôi thừa nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của chính sách này và nỗi đau mà nó đã gây ra cho tất cả thành viên trong gia đình”, bà Gillard nói.

“Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì đã từ chối quyền làm mẹ của các bạn - quyền cơ bản và là trách nhiệm thiêng liêng để yêu thương và chăm sóc con cái”, bà Gillard nói thêm.

Đồng thời, bà Gillard cam kết sẽ chi 5 triệu USD để hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng và giúp các gia đình có thể đoàn tụ.

Lời xin lỗi quốc gia này đã được một ủy ban điều tra tác động của chính sách trên của Thượng viện đề xuất cách đây một năm. Trong cuộc điều tra, đã phát hiện tới 250.000 đứa trẻ buộc phải rời xa mẹ của mình.

Cuộc điều tra được tiến hành trong 18 tháng này nhận được hàng trăm tường trình và đã hỏi chuyện nhiều nhân chứng. Một số cho biết họ bị cho uống thuốc ngủ và quản thúc trước khi đồng ý cho con nuôi, thậm chí bị buộc phải ký vào giấy xác nhận cho con nuôi, số khác nói họ không còn lựa chọn nào khác và đành đầu hàng trước áp lực xã hội và gia đình.

Các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc gồm Tasmania, Queensland và Victoria cũng từng xin lỗi những người bị ảnh hưởng.

DUY TRÂN (Theo Telegraph) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên