12/05/2023 20:03 GMT+7

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói gì về tỉ lệ 56% sinh viên làm không đúng ngành khi ra trường?

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích thêm về công bố tỉ lệ 56% sinh viên ra trường làm không đúng ngành nghề đào tạo và khuyến nghị "cần thận trọng" với đánh giá này.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói gì về tỉ lệ 56% sinh viên làm không đúng ngành khi ra trường? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CHÍ QUỐC

Hội thảo khoa học quốc gia "Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ" do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp Trường đại học Cần Thơ tổ chức ngày 12-5.

Tại hội thảo, TS Trần Thị Thu Hà, nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), dẫn con số thống kê của một tổ chức cho thấy hiện nay số sinh viên tốt nghiệp có xu hướng giảm dần. 

Giảm nhiều nhất là trường công (năm 2020 so với năm 2015 giảm 47%), các trường tư giảm 34%.

"Sinh viên tốt nghiệp giảm thì hiệu quả kinh tế không cao. Số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo chỉ 56%, còn 44% làm không đúng ngành nghề. Về câu hỏi đầu tư cho giáo dục đại học giờ đã đến đâu, có hiệu quả không, theo tôi là có, nhưng có hạn chế. 

Vì vậy đầu tư cho giáo dục cần làm thế nào cho các cấp lãnh đạo cấp trên, người dân thấy ngành giáo dục rõ ràng có quan tâm tới hiệu quả kinh tế".

Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khuyến cáo "cần thận trọng".

Ông Sơn đặt câu hỏi: "Chúng ta đang quản lý các trường đại học, có ai được đào tạo là hiệu trưởng, hiệu phó không? Chúng ta có làm đúng ngành không? Không. Nên đây là điều rất quan trọng".

Theo ông Sơn, trong vấn đề đào tạo hiện nay, ngành, vị trí công việc biến động rất lớn. "Chúng ta đào tạo kiến thức cơ bản để người học thích ứng trên thực tế, cho nên hiện ở các nước trên thế giới họ không thống kê làm đúng ngành mà thống kê phù hợp với trình độ, chuyên môn. Khái niệm đúng ngành hiểu rất sai.

Chúng ta cần tránh cho xã hội hiểu lầm. Trừ sư phạm là đào tạo nghề, hầu hết các ngành đào tạo khác không phải là đào tạo nghề, ngành đào tạo khác với ngành về kinh tế xã hội, khác với vị trí việc làm, cho nên phải hết sức thận trọng", ông Sơn khẳng định.

15 trường nào có doanh thu cao nhất

TS Trần Thị Thu Hà - nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - Ảnh: CHÍ QUỐC

TS Trần Thị Thu Hà - nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - Ảnh: CHÍ QUỐC

Cũng tại hội thảo, bà Trần Thị Thu Hà thông tin 15 trường có doanh thu cao nhất của Việt Nam năm 2020.

Theo đó, trường có doanh thu cao nhất với mức mà bà Hà cho là "tương đương một doanh nghiệp" là Trường đại học RMIT (1.853 tỉ đồng/năm). Kế đến là Trường đại học Bách Khoa Hà Nội (1.096 tỉ đồng), Trường đại học Hutech (989 tỉ đồng), Trường đại học Cần Thơ (954 tỉ đồng).

Xếp sau đó lần lượt là các trường đại học: FPT; Công nghiệp TP.HCM; Văn Lang; Nguyễn Tất Thành; Kinh tế quốc dân; Tôn Đức Thắng; Bách khoa TP.HCM; Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; Công nghiệp Hà Nội; Kinh tế TP.HCM và đứng ở vị trí thứ 15 là Trường đại học Duy Tân.

Tổng doanh thu của 15 trường này năm 2020 là 12.492 tỉ đồng, trong khi ngân sách nhà nước cấp cho toàn bộ hệ thống các trường đại học mới 17.000 tỉ đồng.

"Điều đó cho thấy nguồn thu tự tạo chiếm đến 73,5%. Cơ chế tự chủ đã tạo cho các trường tăng thêm hoạt động và tăng thêm nguồn tài chính", bà Hà nói.

60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành nhưng doanh nghiệp thiếu lao động chất lượng cao60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành nhưng doanh nghiệp thiếu lao động chất lượng cao

TTO - Việc phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nghề cũng giúp doanh nghiệp có nguồn lao động như mong muốn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên