Bởi lẽ, IS mà thủ lĩnh Abu Bakr - “dân thành Baghdad” này dựng lên, còn mang sắc thái tôn giáo bên cạnh sắc thái trần thế với danh xưng “Caliph”, một tước vị thủ lĩnh đồng thời tôn giáo và trần gian như là người kế vị Đấng Muhammad.
Chính cái sắc thái tôn giáo này, chứ không phải sắc thái “Nhà nước” trần gian, đã làm nên sức thu hút quy phục Abu Bakr từ Mosul tới Paris, London, Brussels, Jakarta... và gần đây nhất là thị trấn Marawi của Philippines để thúc đẩy nhiều người sôi nổi “tử vì đạo”.
Thế nên, không đợi tới ngày hôm nay, chính phủ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan mới thực sự âu lo.
Chính phủ các nước này đã tìm kiếm giải pháp đối phó từ lâu, những giải pháp không chỉ quân sự mà còn về mọi mặt.
Từ sau vụ 11-9-2001 ở Mỹ, cái gọi là chủ nghĩa “Hồi giáo cực đoan” càng cho thấy đây hoàn toàn không đơn giản chỉ là một vấn nạn quân sự hay an ninh, hay chuyện đấu tranh ly khai mang màu sắc tôn giáo như ở miền nam Thái Lan.
Trái lại, tất cả đang trở thành một mảng của “sự lan tràn thánh chiến Jihad toàn cầu”, như theo cách nói của Andrew T. H. Tan, tác giả của “Cẩm nang về khủng bố và nổi dậy ở Đông Nam Á” xuất bản năm 2007.
Cũng có những nghiên cứu khác, cả từ các nước “nạn nhân” như ở châu Âu đến chính các nước “trong cuộc” như của Thomas Koruth Samuel, thuộc Trung tâm chống khủng bố khu vực Bộ Ngoại giao Malaysia, xuất bản năm ngoái.
Tác giả lưu ý ảnh hưởng cùng những khát vọng ngày càng tăng mà IS đã tạo được ở Đông Nam Á, từ các vụ tấn công công khai, con số những “tập huấn sinh” sang Iraq và Syria tham chiến rồi đem cuộc chiến trở về nước ngày càng đông, những nhóm khủng bố thần phục IS ngày càng nhiều...
Tác giả gọi đó là tiến trình kép “toàn cầu hóa và địa phương hóa” của IS tại Đông Nam Á: cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” này đã và đang vừa lan rộng toàn cầu, vừa hoạt động cắm chốt tại từng địa phương, với tham vọng biến các nước này thành những “vệ tinh” của “Nhà nước Hồi giáo” kia.
Thực tế đẫm máu ở thị trấn Marawi (Philippines) hiện nay là một xác thực cho cái nhìn này: phiến quân Maute tự nhận là “vệ tinh” của IS.
Đứng trước thực tế đó, giải pháp theo tác giả, không chỉ nhằm vào cái gọi là IS kia, mà là nơi dân chúng.
Tác giả đề xuất “giải tỏa những nỗi sợ hãi mà IS đang khai thác bằng cách đưa ra một “câu chuyện” tốt hơn là “câu chuyện” cực đoan của IS, để giành chiến thắng trong trái tim và trí óc của dân chúng”.
Tức làm sao cải thiện thực trạng đời sống vật chất, tinh thần... ở một số địa phương sao cho không tạo điều kiện cho những tiền đề của sự cực đoan hóa.
Thành ra, có thể “giáo chủ - vương thân” Abu Bakr đã chết, song cái “đạo giáo” thể hiện giữa trần thế ấy vẫn cứ lan tràn chừng nào còn những tiền đề cho sự cực đoan hóa, như có thể thấy không chỉ ở tỉnh Mindanao và thị trấn Marawi mà đa số theo Hồi giáo, song lại là thiểu số ở Philippines.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận