29/06/2007 07:08 GMT+7

Thời đất chật, người đông

(H.Thành - Theo NYT)
(H.Thành - Theo NYT)

TT - Cuộc triển lãm “Các thành phố toàn cầu” tại khu triển lãm quốc gia của Anh về nghệ thuật đương đại thế giới tạo cho người xem sự thú vị và cả cảm giác “rùng mình”.

f7DukTbG.jpgPhóng to

Tại khu trưng bày về mật độ dân số ở các thành phố lớn Ảnh: K.L.

Áp lực đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến thay đổi khí hậu và sự phát triển bền vững, đến quyền con người, sự bình đẳng và nhân phẩm của hàng tỉ người tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở các thành phố lớn - những thành phố toàn cầu. Lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2007 người ta chứng kiến 50% dân số thế giới sống ở các thành phố. Theo Tổ chức LHQ, con số này sẽ tăng lên 75% vào năm 2050!

Những thành phố được chọn để tham gia triển lãm là Cairo (Ai Cập), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Johannesburg (Nam Phi), London (Anh), Los Angeles (Mỹ), Mexico City (Mexico), Mumbai (Ấn Độ), Sao Paulo (Brazil) với các tác phẩm phim, tranh ảnh, nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng như Nigel Coates, Zaha Hadid & Patrik Schumacher, Fritz Haeg…

Quĩ Dân số LHQ hôm qua đã công bố báo cáo “Tình hình dân số thế giới 2007” với dự đoán vào năm sau hơn một nửa dân số thế giới (khoảng 3,3 tỉ người) sẽ sống chủ yếu ở các thị trấn và thành phố, con số này sẽ tăng lên 5 tỉ vào năm 2030. Xu hướng tăng mạnh này chủ yếu ở khu vực châu Á, châu Phi và dự kiến các nước đang phát triển sẽ chiếm 80% dân số sống ở đô thị trên thế giới. Kể từ năm 1950, số người sống ở khu vực thành thị đã tăng từ 309 triệu người đến 3,9 tỉ người vào năm 2030 tại các quốc gia này.

Những thiết kế hoàn hảo có thể cung cấp một nơi ở tốt cho cộng đồng bằng việc cân bằng sự phát triển dân số dày đặc với sự tiếp cận khoảng không gian trống và các phương tiện đi lại thuận tiện cho người dân ở đó. Điều này thể hiện rõ ở London, Paris hay New York.

Có hơn 20 thành phố trên thế giới là “siêu đô thị” (với dân số trên 10 triệu người) nhưng chỉ có Tokyo là siêu đô thị duy nhất trong số các nước phát triển. Khách tham quan có cảm giác nghẹt thở khi thấy những ngôi nhà của Mexico City nhìn từ trên cao như những chiếc bánh bích qui xếp hàng dài, với rất ít khoảng không gian dành cho cây xanh hay những khu vực công cộng.

Mumbai là một ví dụ nổi bật về sự chật chội. Mỗi giờ thành phố này có thêm 42 người mới đến, trong khi Milan (Ý),

Bordeaux (Pháp) hay Rome (Ý) có số người đến và người đi bằng nhau nên lượng dân số ổn định. Mật độ dân số ở Mumbai là 34.000 người/km2, trong khi London là 4.500 người/km2.

Và London, một trong những trung tâm tài chính, văn hóa của thế giới với dân số 7,5 triệu người, lại chỉ xếp thứ 360 trong danh sách các thành phố phát triển nhanh nhất tính về mặt dân số. Mỗi giờ, thành phố này chỉ có thêm 2,3 cư dân mới.

Triển lãm đề cập những vấn đề mà các khu đô thị đang phải đối mặt, từ di dân cho tới sự chuyển động của dân cư hay sự hòa nhập xã hội, thách thức từ nạn kẹt xe và tạo khoảng không gian xanh để người dân sinh sống. Một cách nhìn tổng thể, một lời cảnh báo, một tiếng kêu cứu của các đô thị, hay một thách thức cho con người - tất cả đều có trong cuộc triển lãm này.

Mối tương quan giữa kiến trúc và xã hội đang trở nên vừa phức tạp lại vừa yếu ớt ở các thành phố lớn. Cách những nhà kiến trúc, các công dân, nghệ sĩ, hay các nhà hoạch định chính sách chọn để hình thành các thành phố, các tòa nhà hay các điểm công cộng cho thấy cách con người ứng phó với hàng loạt vấn đề nảy sinh do làn sóng di dân đến các thành phố lớn hiện nay.

Bài học nhãn tiền từ các siêu đô thị luôn nóng hổi cho những quốc gia đang nhắm mắt chạy đua theo con đường phát triển vô tổ chức.

(H.Thành - Theo NYT)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên