HƯNG (Bình Thuận)
- Cháu dùng từ “mập quá” là rất chính xác bởi tính sơ sơ cháu dư có... 22kg. Nếu ai là ứng cử viên sáng giá của các hãng đường thì tôi xin thông báo với quý anh chị rằng: Ăn nhiều đường tăng tốc độ lão hóa ở người lớn, còn mới lớn mà cứ xơi các món ngọt thì đường là khắc tinh của hormon tăng trưởng, làm các bạn lùn đấy!
Cháu gái tôi bị u nang buồng trứng, cắt một bên. Bà nội an ủi: “Cháu đừng lo, nếu bị cắt hai bên cũng còn buồng trứng của bà, bà cho cháu luôn!”. Liệu có vụ ghép buồng trứng được không, bác sĩ?
RỜ CHÂM HƠ-PỨC (Gia Lai)
- Đó là lời an ủi rất “văn nghệ văn gừng”, vì buồng trứng của bà nội đã “hết hạn sử dụng” từ lâu rồi. Còn vụ ghép buồng trứng thì hiện y học chưa làm được, vì hệ thống nội tiết từ trên não xuống dưới hoạt động phải ăn nhịp với nhau. Đưa buồng trứng người khác vào là “của lạ”, hệ thống nội tiết sẽ nổi loạn, hệ miễn dịch sẽ loại bỏ ngay. Tuy nhiên có thể an ủi cô gái là: còn một buồng trứng vẫn “chạy tốt”.
Tôi nay ngoài 60, bị rối loạn nhịp tim nhưng uống thuốc đều và “chuyện ấy” coi bộ còn “ham”; bà xã mới 52 đã “việt vị”. Nếu tôi “nhịn hẳn” thì sức khỏe và tuổi thọ có tốt hơn không?
TÚ (Đà Nẵng)
Phóng to
- “Nhịn” không phải là cách tối ưu để giữ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Các nghiên cứu đều thống nhất là “làm ăn” đều đặn khiến cả hai giới trẻ ra, tốt cho tim mạch và tinh thần thoải mái hơn. Anh uống thuốc đều thì chỉ cần “nâng cấp” bà xã để “con tim vui trở lại” là anh chị tha hồ “hâm hôn”. Anh chị có thể sống với nhau 20 năm nữa, bỏ chuyện ấy phí của giời lắm!
Con tôi 7 tuổi, không hiểu sao bé ngứa ở đâu gãi là để lại vết thẹo ở đó. Cháu ngủ từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng mà vô lớp là ngáp. Vậy con tôi bị bệnh gì?
LỜI CỦA GIÓ (TP.HCM)
- Con chị có thể bị viêm da dị ứng. Dị ứng với con mạc nhà trong nệm giường, với phấn hoa, với phòng lạnh, với lông chó, mèo... chị nên cho bé đi khám ở chuyên khoa da liễu. Còn vụ ngáp, tôi đoán là chị cho cháu ngủ trong phòng lạnh, có hẹn giờ tắt máy. Tình trạng thiếu ôxy thường gây ngáp. Sáng chị nên cho cháu tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bù lượng ôxy cho não.
Có người nói “người 60 tuổi nên bế tinh thôi dục”. Theo bác sĩ điều này có hợp với sinh lý con người không?
TÂM (Bảo Lộc)
- “Bế tinh” là muốn khuyên không nên “bắn” liên tục, bởi mỏ vàng mà khai thác triệt để quá thì cũng cạn kiệt; còn “thôi dục” thì không nên, bởi khi ham muốn không được thỏa mãn sẽ gây mất ngủ, tâm lý không ổn định. Anh thấy những người đàn ông chẳng may vợ chết sớm nếu không lấy vợ khác thì thường đoản thọ là vì vậy.
Tôi có đứa cháu gái 23 tuổi, cao 1m57, ăn thì vô địch, một mình nó ăn hết 1 con vịt quay 2,5kg hay 3 tô phở, nhưng chỉ nặng có 37kg. Bà con bảo: Cháu bị “ma ăn”. Theo bác sĩ cháu bị bệnh gì?
BẠN ĐỌC YÊU MẾN TTC
- Chả có “ma ăn” nào đâu. Cháu “ăn và tiêu” đều tốt, nhưng đến công đoạn “hóa” tức là thực phẩm chạy vào máu để gan biến thành cơ, mỡ thì hệ thống hấp thu lại không làm việc hiệu quả. Còn một nghi ngờ nữa đó là cô gái có cả một “công viên ký sinh trùng” trong ruột, nên thực phẩm tới đâu chúng đi trước đón đầu ăn chặn hết.
Cháu 15 tuổi, đã cận 5 diop nhưng lên độ cận rất nhanh, trong khi bạn cháu lên độ rất chậm. Mắt cháu bị cộm, được bác sĩ chẩn đoán “viêm kết mạc - hột” phải nhỏ mắt liên tục. Như vậy mắt cháu bị bệnh gì?
BÉ CẬN BUỒN (Bình Định)
- Cận có 2 loại: di truyền và mắc phải. Những người bị cận di truyền thường tăng độ nhanh hơn. Cận mắc phải thường do ánh sáng không đủ, do thói quen để khoảng cách giữa mắt và sách quá gần, do bàn học không đúng chuẩn. Riêng cháu bệnh viêm kết mạc - hột là yếu tố thuận lợi cho sự nhìn khó hơn, càng điều tiết nhiều càng tăng độ cận... Tốt nhất là chữa hết viêm kết mạc, rồi chờ 18 tuổi mổ cận.
Em chưa muốn có con nên ảnh “đổ của ra ngoài”. Ảnh hỏi thời gian nào có thể “đổ vào” mà không cần “đổ ra”. Nếu cứ làm vậy thì sau này anh có bị bệnh gì không? Xin ý kiến bác sĩ.
EM GÁI LONG XUYÊN
- Nếu chu kỳ kinh của bạn đều thì 4 ngày trước khi có kinh có thể “đổ vào” mà không cần lo lắng gì. Đây là cách rèn luyện một thói quen tốt, làm gì có chuyện bệnh!
Cháu 10 tuổi, rất thích lắc vòng, cháu có cái vòng lớn, nhưng bố mẹ không cho. Bố mẹ nói lắc vòng ảnh hưởng đến cột sống, có đúng vậy không bác sĩ?
CÔ BÉ THẮC MẮC (Trà Vinh)
- Lắc vòng đúng làm cột sống dẻo dai, mềm mại. Tuy nhiên cô bé 10 tuổi chỉ nên chọn vòng nhỏ và “thí nghiệm” cho bố mẹ thấy là mình lắc vòng một thời gian sau vừa khỏe vừa đẹp, cột sống chả cong vẹo gì thì bố mẹ ủng hộ ngay.
BS LÊ THÚY TƯƠI
Tuổi Trẻ Cười số 422 (15-02-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận