30/03/2022 10:26 GMT+7

Thi học sinh giỏi để làm gì?

NGUYỄN QUỐC VƯƠNG
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

TTO - Kỳ thi học sinh giỏi với quy mô khác nhau từ cấp trường, quận - huyện, tỉnh - thành phố cho tới cấp quốc gia đã tồn tại trong một thời gian dài.

Thi học sinh giỏi để làm gì? - Ảnh 1.

Đã đến lúc phải thay đổi, thậm chí phải nói lời từ biệt với kỳ thi học sinh giỏi

Thực tế những năm qua cho thấy kỳ thi này đang dần mất đi tác dụng và có thể tạo ra nhiều hệ lụy.

Phải thừa nhận rằng trong quá khứ, kỳ thi học sinh giỏi đã từng phát ra ánh hào quang lấp lánh làm cho nhiều người hạnh phúc và có tác dụng nhất định đối với giáo dục. Tuy nhiên, không có gì bất biến, khi xã hội, thời đại đổi thay, tất yếu giáo dục phải thay đổi cho phù hợp vì giáo dục tạo ra những con người có khả năng xây dựng xã hội trong tương lai.

Môn chính, môn phụ

Đã đến lúc phải thay đổi, thậm chí phải nói lời từ biệt với kỳ thi học sinh giỏi vì nhiều lý do như dưới đây.

Thứ nhất, mục tiêu phát triển con người toàn diện được ghi rõ trong điều 2 "Mục tiêu giáo dục" của Luật giáo dục (sửa đổi 2019), theo đó, con người mà giáo dục tạo ra là "con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". 

Thông qua đó giáo dục còn nhắm tới "phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế".

Hiển nhiên để đạt được mục tiêu toàn diện này, giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện trong nội dung giáo dục, thể hiện ở cả chương trình ngoại khóa và chính khóa, với tất cả những môn học cần thiết được quy định. 

Tuy nhiên, thi học sinh giỏi chỉ nhắm vào một số môn nhất định được coi là "môn chính" hoặc các môn "thi đại học". Kết quả là tạo ra sự bất bình đẳng giữa các môn. Những môn không có thi học sinh giỏi như "giáo dục công dân", "âm nhạc", "thể dục", "mỹ thuật" sẽ dễ bị đẩy xuống hàng thứ yếu khi các trường mở cuộc đua tìm kiếm thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.

Nhiều giáo viên, học sinh từng tiết lộ rằng khi được gọi vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi, học sinh chỉ việc dành thời gian cho môn đi thi hoặc các môn "chính", những môn còn lại tự động được... điểm tốt mà không cần học. Kết quả là tình trạng môn chính - môn phụ ngày thêm trầm trọng và mục tiêu giáo dục toàn diện chỉ tồn tại trên giấy. 

Và đương nhiên những hoạt động giáo dục khác như hoạt động câu lạc bộ, đọc sách, trải nghiệm ở trường cũng trở thành vật hy sinh.

Phải định nghĩa lại "học sinh giỏi"

Thứ hai, kỳ thi học sinh giỏi khi thử thách năng lực học sinh qua giải bài thi trên giấy đã tạo ra cách hiểu sai lệch về "học sinh giỏi". Khi đánh giá cái "giỏi" thuần túy trên giấy thể hiện qua bài thi là chính thì cho dù có thể kiểm tra được kiến thức và phần nào đó năng lực tư duy của học sinh, người ta đã vô tình thu hẹp khái niệm "giỏi" ở học sinh phổ thông.

Đối với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử - môn học tôi có khả năng xem xét ở mức độ chuyên môn sâu, thì đề thi không có gì đặc biệt, xứng đáng được gọi là thử thách đối với những học sinh có năng khiếu hay năng lực đặc biệt. 

Các đề thi phần lớn chỉ là thử thách khả năng ghi nhớ, xâu chuỗi các sự kiện theo một trật tự nào đó ở mặt hình thức. Học sinh chỉ cần nhớ tốt, biết cách sắp xếp thứ tự và viết cho trôi chảy, logic là ổn. Điều này rất có thể cũng tương tự ở các môn học khác khi phân tích kỹ.

Thứ ba, kỳ thi học sinh giỏi là hoạt động chỉ dành cho một số ít học sinh và giáo viên nhưng lại lấy đi quá nhiều công sức của thầy cô, gia đình và học sinh. Trong khi giáo dục phổ thông phải đảm bảo cho việc "không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau" và tạo ra người công dân cho xã hội - nghĩa là hướng về số đông.

Thứ tư, giáo dục ở các nước tiên tiến trong thế kỷ 21 rất coi trọng tinh thần khoan dung và năng lực hợp tác ở giáo viên và học sinh. Những công trình vĩ đại của loài người, những tiến bộ loài người đạt được phần lớn đều là nhờ vào sự hợp tác của nhiều người. Tuy nhiên, việc tổ chức thi học sinh giỏi như hiện tại có thể sẽ tạo ra tâm lý đố kỵ, bon chen giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa giáo viên với giáo viên.

Giữa các trường cũng có một cuộc đua vừa ngấm ngầm vừa công khai về thành tích. Hình ảnh thường thấy ở trong phòng truyền thống ở các trường là biểu đồ thể hiện số lượng học sinh giỏi các cấp qua các năm được treo trang trọng và người ta giới thiệu nó với khách thăm trường đầy tự hào. Lẽ nào thứ làm nên thương hiệu của trường, nói lên cống hiến của trường lại nằm chủ yếu ở những giải thưởng mà học sinh giành được chỉ nhờ một bài thi trên giấy và các em chỉ là một số ít học sinh trong hàng ngàn, hàng vạn học sinh? 

Ở nước ngoài, người ta sẽ tự hào về những học sinh đã trở thành các nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, chính trị gia, những học sinh đã can đảm vượt qua số phận và hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và học tập cũng như các tác phẩm mà các em đã tạo ra như tranh vẽ, các tờ báo, chương trình phát thanh, phong trào xã hội...

Cuối cùng, khi tôn vinh các học sinh giỏi, giáo viên giỏi giành được giải thưởng qua các kỳ thi, các trường và ngành giáo dục đã vô tình gạt ra bên lề vai trò của những giáo viên miệt mài, kiên nhẫn với những học sinh chậm tiến, những học sinh bị khuyết tật và hổng kiến thức. Giáo viên không phải là thợ dạy (người truyền thụ kiến thức thuần túy) mà họ là nhà giáo dục. Tôn vinh giáo viên phải là tôn vinh những người có năng lực giáo dục xuất sắc. 

Trong một lớp, một trường, không phải chỉ có một nhóm nhỏ các em học sinh "học giỏi" ở phía trên, còn có các em học sinh bị hổng kiến thức và tụt lại phía sau. Giáo viên giúp những học sinh đó tiến bộ là những giáo viên có năng lực giáo dục cao và có trách nhiệm nhất.

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021 - 2022. Nhiều địa phương, nhiều trường, nhiều thầy cô và học sinh hân hoan với thành tích đạt được. Nhưng cũng không ít nơi ngậm ngùi vì "gà nòi" chưa mang lại bảng vàng như mong muốn. 

Một lần nữa kỳ thi này lại trở thành đề tài quan tâm của các chuyên gia, thầy cô và cả những người trong cuộc. Trong đó, bên cạnh những ý kiến tiếp tục cổ xúy cho kỳ thi được cho là "góp phần tìm kiếm nhân tài" thì cũng không ít tiếng nói cho rằng kỳ thi này đã lỗi thời và không còn tác dụng trong bối cảnh giáo dục mới.

Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi; nếu có thì nên điều chỉnh, thay đổi như thế nào cho phù hợp; nếu không thì có cách thức nào phát hiện, tìm kiếm được nhân tài? Mời quý bạn đọc, thầy cô, phụ huynh và học sinh chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình về câu chuyện này. Bài viết xin email về giaoduc@tuoitre.com.vn. Những bài được sử dụng trên nhật báo Tuổi Trẻ hoặc báo Tuổi Trẻ điện tử (tuoitre.vn) sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Không còn phù hợp

Sẽ có người tranh luận rằng thi học sinh giỏi là để phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu. Điều đó không hẳn sai nhưng cách phát hiện này không còn phù hợp với thời đại mới khi năng lực sáng tạo và tư duy độc lập được đặt lên hàng đầu.

Ngược lại, ở một phương diện nào đó, thi học sinh giỏi thậm chí góp phần mài mòn tài năng, năng khiếu của học sinh khi các em phải học để đi thi theo kiểu "luyện gà chọi" và giải đi giải lại những đề bài theo môtip "đi tìm đáp án đúng", nhất là đối với những môn khoa học xã hội.

Hết thi là hết... giỏi?

Một câu hỏi hiển nhiên khi đặt ra câu hỏi về tính hợp lý và cần thiết của kỳ thi học sinh giỏi là trải qua một thời gian dài chúng ta tiến hành thi học sinh giỏi rồi tôn vinh vô vàn học sinh giỏi mà sao đất nước vẫn thiếu các nhà khoa học xuất chúng, các kỹ sư, công nhân lành nghề, các công dân có trách nhiệm? Phải chăng học sinh giỏi của chúng ta chỉ là "học sinh giỏi... thi" và hết thi thì... hết giỏi?

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021 - 2022. Nhiều địa phương, nhiều trường, nhiều thầy cô và học sinh hân hoan với thành tích đạt được. Nhưng cũng không ít nơi ngậm ngùi vì “gà nòi” chưa mang lại bảng vàng như mong muốn.

Một lần nữa kỳ thi này lại trở thành đề tài quan tâm của các chuyên gia, thầy cô và cả những người trong cuộc. Trong đó, bên cạnh những ý kiến tiếp tục cổ xúy cho kỳ thi được cho là “góp phần tìm kiếm nhân tài” thì cũng không ít tiếng nói cho rằng kỳ thi này đã lỗi thời và không còn tác dụng trong bối cảnh giáo dục mới.

Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi; nếu có thì nên điều chỉnh, thay đổi như thế nào cho phù hợp; nếu không thì có cách thức nào phát hiện, tìm kiếm được nhân tài? Mời quý bạn đọc, thầy cô, phụ huynh và học sinh chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình về câu chuyện này. Bài viết xin email về giaoduc@tuoitre.com.vn. Những bài được sử dụng trên nhật báo Tuổi Trẻ hoặc báo Tuổi Trẻ điện tử (tuoitre.vn) sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, quận/huyện, tỉnh và quốc gia theo cách thức như lâu nay?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT: Hà Nội có 125 thí sinh đoạt giải, TP.HCM 66 giải Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT: Hà Nội có 125 thí sinh đoạt giải, TP.HCM 66 giải

TTO - Hà Nội có 125 thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia THPT, tiếp đến là Hải Phòng (85 giải), Hải Dương (82 giải), Nghệ An (79 giải), Hà Tĩnh (74 giải).

NGUYỄN QUỐC VƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên