01/05/2011 15:24 GMT+7

Theo dõi vị trí người dùng: Đến lượt TomTom "tự thú"

DUY KỲ ANH
DUY KỲ ANH

TTO - Sau vụ bê bối "theo dõi vị trí của người dùng" của hai đại gia Apple và Google, đến lượt hãng sản xuất TomTom thừa nhận hành vi thu thập dữ liệu người dùng cho một mục đích riêng.

Google, Apple phải ra điều trần về “điện thoại gián điệp”Steve Jobs bênh iPhone, đẩy tội cho Android

G0pqstZV.jpgPhóng to
TomTom đã không lường được việc cảnh sát sử dụng thông tin người dùng để đặt máy bắn tốc độ. Ảnh: Guardian

TomTom là hãng sản xuất ra thiết bị SATNAV (Car Satelite Navigator - thiết bị dẫn đường cho xe hơi dựa trên công nghệ GPS) được dùng rộng rãi ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Người dùng chỉ việc nhập địa chỉ cần đến, SATNAV sẽ tìm ra đường đi ngắn nhất và thuận tiện nhất để đến vị trí đã chỉ định.

Thiết bị này ban đầu được thiết kế dành riêng cho xe hơi, nhưng về sau nó cũng hỗ trợ cho cả những người đi lại bằng xe máy, xe đạp và cả người đi bộ.

Đại diện hãng TomTom vừa lên tiếng xin lỗi về hành vi bán dữ liệu người dùng của mình cho Hà Lan để cảnh sát nước này “tiện” bố trí các điểm bắn tốc độ. Thiết bị mang tên SATNAP được gắn trên xe hơi vốn để dẫn đường lại vô tình trở thành “gián điệp” thông báo cho cảnh sát biết người lái xe đang ở đâu và chạy xe với vận tốc bao nhiêu.

Chuyện vỡ lỡ sau khi tờ Algemeen Dagblad của Hà Lan đăng thông tin tiết lộ rằng cảnh sát nước này đã thu thập những thông tin từ thiết bị NATSAV của người dùng thông qua chính phủ và sử dụng nó để đặt bẫy bắn tốc độ.

Bài báo đã khơi lên một làn sóng phẫn nộ khi người dùng biết họ vô tình bị “dắt mũi” vào những cái bẫy giăng sẵn của cảnh sát thay vì tiết kiệm tiền xăng và thời gian di chuyển khi chạy theo những chỉ dẫn của NATSAV. Stammy, một người dùng thiết bị dẫn đường của TomTom, tuyên bố trên Twitter rằng sẽ “không bao giờ sử dụng TomTom nữa”.

Trong bài phát biểu xin lỗi đến những người dùng, Harold Goddijn - giám đốc điều hành của TomTom – bày tỏ rằng sở dĩ hãng này làm như vậy cũng vì hy vọng những thông tin đã cung cấp cho chính phủ Hà Lan sẽ được sử dụng với mục đích cải thiện mức độ an toàn và giảm ùn tắc giao thông. Việc cảnh sát sử dụng những dữ liệu này để đặt các máy bắn tốc độ là điều mà hãng không ngờ đến. Harold Goddijn cũng cam kết sẽ bổ sung lại các điều khoản sử dụng để tránh tái diễn những chuyện tương tự về sau.

Các chuyên gia phân tích lại cho rằng, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các thiết bị di động có hỗ trợ GPS như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, những thiết bị kiểu như NATSAV đang mất dần đất sống. Do đó TomTom phải tìm những nguồn thu từ dịch vụ chứ không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán thiết bị. Đó là động lực chính khiến hãng này bán thông tin người dùng cho một bên thứ ba.

DUY KỲ ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên