21/12/2011 03:02 GMT+7

Thể thao là bóng đá!

H.THỌ
H.THỌ

TT - Viết như thế ắt có người sẽ cãi ngay, vì thể thao đâu chỉ có mỗi món bóng đá mà còn là bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt, cầu lông... Thể thao VN dù chẳng là gì trên thế giới nhưng chí ít cũng tồn tại không dưới 40 môn. Vậy nên không thể nói thể thao là bóng đá.

TT - Viết như thế ắt có người sẽ cãi ngay, vì thể thao đâu chỉ có mỗi món bóng đá mà còn là bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt, cầu lông... Thể thao VN dù chẳng là gì trên thế giới nhưng chí ít cũng tồn tại không dưới 40 môn. Vậy nên không thể nói thể thao là bóng đá.

Nhưng chỉ một vòng sơ loại Cúp quốc gia, khán đài vắng như chùa Bà Đanh, sao báo nào cũng đưa? Bất cứ điều gì rục rịch trong làng bóng, báo chí cũng hồ hởi ném lên mặt báo dù chưa chắc bạn đọc thật sự cần. Trong khi đó, Giải bóng chuyền vô địch quốc gia đang diễn ra tại Nha Trang, Vũng Tàu gần như chẳng ai biết. Giải bóng bàn vô địch quốc gia vừa kết thúc ở Hải Phòng cũng gần như chẳng ai hay. Thế là sao?

Bóng đá là môn thể thao “vua” ở VN thật, nhưng thật sự có cách biệt kinh khủng như thực tế trên báo đối với bóng chuyền, bóng bàn - hai môn mà một thời khán đài cũng kín mít khán giả không? Sự phân biệt này là do báo chí hay do người hâm mộ quay lưng với bóng chuyền, bóng bàn?

Tôi không dám trả lời điều này vì chưa có đủ các dữ liệu thông tin, chỉ biết rằng thiếu các tin tức về hai giải vô địch bóng chuyền, bóng bàn quốc gia 2011 cũng chẳng thấy người hâm mộ nào hỏi. Nhưng như thế cũng chưa đủ để kết luận người hâm mộ quay lưng với hai món này.

Tôi chỉ biết chắc một điều việc quảng bá các giải đấu thể thao, đặc biệt ở một số môn “vang bóng một thời” như bóng chuyền, bóng bàn... đang được thực hiện rất kém. Trước đây, những người quan tâm đến vấn đề kinh tế thể thao đã báo động rằng: nhiều cán bộ quản lý thể thao chỉ muốn đưa giải về các địa phương nhỏ lẻ. Bởi ở đó địa phương sẵn sàng chi tiền hỗ trợ tổ chức nhằm muốn gây tiếng vang cho mình. Điều đó cũng tốt thôi nhưng không thể lạm dụng. Vì càng đưa các giải đấu về địa phương nhỏ thì các nhà tài trợ lớn lại càng quay lưng.

Nói gì thì nói, các nhà tài trợ chỉ chịu chi nếu các hoạt động diễn ra ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa cứ đem giải về Hà Nội hay TP.HCM là các nhà tài trợ tìm đến chi tiền! Đem giải về các TP lớn chỉ mới là điều kiện “cần”, còn điều kiện “đủ” là phải thể hiện được việc tổ chức chuyên nghiệp. Cái này thì nhiều vị né. Vì thế, ngày càng có xu hướng đưa các giải đấu về những địa phương nhỏ để làm “phiên phiến sao cũng được”!

Cứ thế, các giải bóng chuyền, bóng bàn ngày càng xìu, biến mất dần trên các trang báo, nhường chỗ cho bóng đá làm mưa làm gió!

H.THỌ

H.THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên