Các nhà khoa học cho biết sau khi khám phá quần thể sinh vật ở độ sâu “tối tăm” đó, họ đã phát hiện rất nhiều sinh vật mới của quần thể rêu, bạch tuột, sao biển…Nhưng điều gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học đó là vị trí mà những sinh vật này sinh sống.
Các nhà khoa học vẫn thắc mắc làm thế nào mà những sinh vật đó lại sống được trên miệng của một núi lửa dưới đại dương có thể phun ra những đợt khói với nhiệt độ lên đến 380 độ C, nhiệt độ đủ để nung chảy chì.
Những sinh vật ở đây sống trong một môi trường hoàn toàn không có ánh sáng, nhưng chúng có được những năng lượng nhờ vào sự phá vỡ của những chất độc hóa học có trong khói.
Điều đó giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cuộc sống và giải đáp cho câu hỏi: liệu chúng có thể tồn tại ở những hành tinh khác không?
Hiện tại các nhà khoa học đang tiếp tục khám phá “thế giới bị mất” đó trong vòng tám tuần. Kết quả cuộc nghiên cứu sẽ được công bố trong tạp chí sinh học PLoS thời gian tới.
Dưới đây là một số hình ảnh về những loài sinh vật sinh sống ở “lỗ thủy nhiệt” trong “thế giới bị mất”:
![]() |
Cỏ chân ngỗng và hàu biển phát triển mạnh mẽ trong bóng tối, chúng hút năng lượng từ những hóa chất độc hại bị phá vỡ tìm thấy trong khói - Ảnh: Daily Mail |
![]() |
Một loài hoàn toàn mới tìm thấy trong lòng sâu đại dương - Ảnh: Daily Mail |
![]() |
Hơn 20 loài cua Yeti mới dài 16cm gần ở lỗ thông hơi - Ảnh: Daily Mail |
![]() |
Các sinh vật tụ tập ở chỗ cách lỗ thông hơi vài trăm mét, có nhiệt độ 20 độ C - Ảnh: Daily Mail |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận