Phóng to |
"Nền kinh tế sẽ đạt được những lợi ích lớn nếu chúng ta có một hệ thống thể chế minh bạch, vững chắc, khả thi và có khả năng tiên liệu. Hệ thống thể chế tốt cũng sẽ giải phóng các nguồn lực, phát huy tính sáng tạo của toàn xã hội" |
Trao đổi đầu xuân với Tuổi Trẻ, tân Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói:
- Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới và đổi mới toàn diện là một trong những quan điểm định hướng chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Trong đó, việc đổi mới lĩnh vực chính trị phải đảm bảo đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp. Công việc này có nhiều nội dung, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng...
Để đưa nước ta vào quỹ đạo phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo, chúng ta có thuận lợi là hệ thống chính trị ổn định, vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc đã trải qua kinh nghiệm hơn 20 năm đổi mới.
Cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, có khả năng vượt qua mọi khó khăn thách thức. Tuy nhiên, kinh tế nước ta còn phát triển chưa bền vững; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc; kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và thể chế vẫn là những điểm nghẽn cản trở phát triển...
* Mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, với GDP bình quân đầu người đạt 3.000-3.200 USD. Tuy nhiên, mức này chỉ tương đương với nền kinh tế Thái Lan ở thời điểm hiện nay. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?
- Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần một quá trình. Theo kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc..., cần có thời gian và môi trường phù hợp để tích lũy và phát triển các yếu tố căn bản của một nền công nghiệp hiện đại, gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế.
Nước ta có xuất phát điểm thấp, khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực còn lớn, việc thu hẹp khoảng cách này không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà cần phải có một quá trình kiên trì đường lối đổi mới, thực hiện nhất quán, quyết liệt các chiến lược, chính sách, giải pháp đúng đắn, phù hợp cả trong ngắn, trung và dài hạn, cả về tổng thể nền kinh tế cũng như trong từng lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
* Như vậy, theo ông, cần làm gì để nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới và trong khu vực?
- Để thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước thì chúng ta cần phải đặt trọng tâm là năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cần phải đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, tạo môi trường phát triển thuận lợi thông qua những bước đột phá về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và thể chế.
Nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là thực hiện đồng thời các mục tiêu ưu tiên bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc để tạo môi trường tăng trưởng bền vững.
* Đâu là những công việc chủ yếu mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để không xảy ra Vinashin thứ hai? - Để nâng cao hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), Chính phủ sẽ tập trung thực hiện một số công việc như: tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của các TĐKTNN, giám sát đối với các TĐKTNN phù hợp với đặc điểm ngành kinh tế và thực tiễn quản lý Việt Nam. Theo đó, đối với các cơ quan nhà nước thì cần hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với các TĐKTNN. Đối với các TĐKTNN thì cần quy định rõ việc huy động vốn và tỉ lệ vốn huy động tối đa trên vốn chủ sở hữu; việc đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới và điều kiện, tỉ lệ vốn TĐKTNN được phép đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính. |
.......................
Điều chỉnh giá cần tính toán kỹ
Phóng to |
"Tôi ước mơ làm sao mình luôn có sức khỏe, không chủ quan, tự mãn và lắng nghe được nhiều đóng góp của quần chúng nhân dân. Đấy là hạnh phúc" |
Do vậy theo tôi, cần tập trung điều hành vĩ mô trước, làm sao giảm lãi suất ngân hàng. Nếu vẫn duy trì lãi suất huy động từ 14%/năm trở lên và cho vay từ 17-18%/năm, doanh nghiệp không thể nào hoạt động được. Ngược lại, bản thân các ngân hàng huy động vốn nhưng không cho vay được cũng rủi ro rất lớn. Chúng tôi thấy để giải bài toán này cần có hợp lực giữa các doanh nghiệp ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên vốn cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngay từ đầu năm 2011 cần tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Mấu chốt vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô và riêng việc điều chỉnh giá cần có lộ trình. Nếu đầu năm, tất cả các ngành điều chỉnh giá theo hướng tăng sẽ tạo tâm lý băn khoăn lo lắng, tác động đến các lĩnh vực sản xuất. Ngành này điều chỉnh giá sẽ tác động đến ngành khác. Việc ban hành chủ trương là đúng, nhưng thời điểm nào, lộ trình nào điều chỉnh giá cần được tính toán kỹ lưỡng.
* Thưa ông, năm 2011 không chỉ “nóng” với lãi suất ngân hàng, diễn biến giá cả cũng có chiều hướng hết sức phức tạp?
- Tôi có thể nói rằng bản thân chúng tôi trước khi trở thành cán bộ cũng là người dân lao động nên cảm nhận và chia sẻ những lo lắng của người dân. Vui cùng vui, lo lắng cùng lo lắng với bà con. Cũng thấy trách nhiệm khi không hoàn thành chứ không phải dửng dưng.
Với một trung tâm đô thị lớn như TP.HCM, chất lượng sống cũng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu hội nhập, trong khi thành phố không chỉ lo cho thành phố mà còn chia sẻ cho cả nước. Ví dụ hằng năm thành phố đóng góp 1/3 ngân sách quốc gia nhưng tỉ lệ điều tiết ngày càng giảm. Do vậy, việc giải quyết các mâu thuẫn, những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển phải lựa chọn trọng tâm, trọng điểm chứ không thể đáp ứng cùng một lúc được.
Vấn đề này (giá cả tăng) có tính tạm thời theo quy luật phát triển. Chúng tôi quyết định thực hiện chương trình bình ổn giá cả năm.
* Thông thường thị trưởng các thành phố lớn trên thế giới hay gửi thông điệp đến người dân, cử tri của mình vào dịp năm mới, Chủ tịch có thông điệp gì vào dịp này?
- Tôi có chúc tết bà con dịp đầu năm, trong đó đánh giá rất cao sự đóng góp của người dân. Thật ra chủ trương của Đảng, điều hành của Nhà nước là những quyết sách và định hướng lớn, còn thực hiện thì cần sự chung tay, góp sức của doanh nghiệp, người dân. Một mình tôi hay cả hệ thống chính trị cũng làm không nổi. Bài học trong dựng nước, giữ nước cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị tiền bối cách mạng đã nói sức mạnh là ở nhân dân, tất cả những thành bại đều từ nhân dân. Tôi tin vào niềm tin, sức mạnh và tinh thần trách nhiệm của nhân dân. Một khi đã có sự đồng thuận, cùng nhau góp sức sẽ vượt qua khó khăn.
* Nhưng người dân cũng mong muốn ở đội ngũ những nhà lãnh đạo, cán bộ, công chức phục vụ họ tốt hơn...
- Đương nhiên là phải tận tụy, gương mẫu, tiêu biểu, nếu chỉ ra lệnh và không gần dân, quan liêu, hách dịch, không trong sáng về phẩm chất, không làm gương trong lời nói và việc làm, người dân sẽ không tin. Có thể trình độ, năng lực ở mặt này, mặt kia chưa đáp ứng được yêu cầu chung hoặc trước sự phát triển như hiện nay khó nói là mình đủ kiến thức, năng lực nhưng người dân đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất tận tụy, làm hết lòng, ngược lại chỉ lo vun vén, lo chuyện riêng tư thì người dân sẽ không tin.
................................................
Phóng to |
Ảnh: HƯƠNG GIANG |
Tôi hi vọng trong năm 2011 và tới khi kết thúc nhiệm kỳ của mình có thể góp phần mở rộng giao thương giữa hai nước. Cuối năm 2009, thị phần của Pháp ở VN là 1,2%. Con số đó quá nhỏ bé. Tôi hi vọng các dự án trong lĩnh vực giao thông, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp... sẽ được triển khai, góp phần tăng các hoạt động thương mại của Pháp ở VN. Giữa hai nước có mối quan hệ chính trị mạnh mẽ và hi vọng quan hệ kinh tế sẽ được củng cố, phát triển hơn nữa.
Phóng to |
Ảnh: THANH ĐẠM |
Năm 2011 làm sao cải cách hành chính thực hiện có hiệu quả hơn. Trong nhiều năm qua, cái làm được là thành tích đáng được ghi nhận nhưng so với mong mỏi của người dân vẫn còn khoảng cách. Cần làm tốt hơn để người dân thật sự hài lòng, đúng với tinh thần phục vụ người dân.
Tôi vẫn còn nghe lời than phiền như phải chờ đợi lâu, giải quyết chậm, phải đi lên đi xuống nhiều lần... Nhiều người cũng nhờ tôi giúp, sao thủ tục hành chính lâu quá, nhưng sau khi có tác động chỉ vài ngày là xong. Điều đó chứng tỏ không có gì khó khăn.
Nếu đúng tinh thần phục vụ, cần chủ động tháo gỡ khó khăn cho người dân, không nên quan niệm đấy là việc của họ. Người dân đóng thuế nuôi bộ máy, cần phục vụ đúng như tinh thần phục vụ những khách hàng, chứ không phải người dân đến xin điều gì. Tôi nghĩ cần có thời gian để thay đổi. Theo tôi, đó là trọng tâm số 1.
Phóng to |
Ảnh: THANH HÀ |
Năm 2011 sẽ là một năm quan trọng đối với bản thân tôi và Trường ĐH FPT. Sau năm năm nỗ lực làm việc, chúng tôi gặt hái những thành quả đầu tiên: lứa sinh viên khóa 1 của trường sẽ tốt nghiệp.
Lứa sinh viên ra trường năm nay của ĐH FPT hoàn toàn đáp ứng được kỳ vọng và mục tiêu ban đầu đặt ra của trường. 100% sinh viên có việc làm hoặc học lên cao, không ít em có mức thu nhập khởi điểm vượt trên 10 triệu đồng/tháng. Chúng tôi cũng đang tập trung chuẩn bị cho việc bắt đầu đào tạo sau đại học.
Sau năm năm tham gia công tác quản lý ở một trường ĐH, tôi nhận thấy, và cũng là mong muốn của tôi, đó là các trường ĐH cần được trao quyền tự chủ, hiểu theo nghĩa được tự quyết định về học thuật, ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu đào tạo, địa điểm đào tạo và chịu trách nhiệm xã hội về các hoạt động của mình theo cơ chế hậu kiểm. Đây là vấn đề then chốt để phát triển giáo dục ĐH.
Phóng to |
Ảnh: PHÚC YÊN |
Sau bảy năm dùi mài kinh sử tại khoa điện - điện tử ĐH Houston (Texas, Hoa Kỳ), đầu năm 2011 tôi đã được tuyển dụng vào Tập đoàn dầu khí Schlumberger. Do vậy dự định tất nhiên trong năm mới của tôi sẽ là đi làm. Tuy nhiên trước khi đi làm, tôi sẽ đi khắp các tỉnh thành để biết thật nhiều về đất nước mình để có thêm vốn hòa nhập vào môi trường làm việc đa quốc gia.
Cái nhìn của một thanh niên 29 tuổi trong tôi có lẽ đã thấu đáo hơn với năm 22 tuổi khi xa đất nước. Và nhất là tôi đã có thêm trong mình những câu chuyện có thể đối chiếu trong bảy năm học tập ở nước Mỹ.
Ở những cung đường đã qua, điều đầu tiên tôi thấy là đất nước mình khang trang hơn, khấm khá hơn. Và tôi cũng tìm được một phần câu trả lời cho sự phồn thịnh của nước Mỹ khi họ có nhiều điểm tiến xa hơn chúng ta, đó là có một thiết chế pháp luật mạnh mẽ và điều quan trọng ai có tài sẽ được sử dụng và phát triển được khả năng của mình.
Dự định thứ hai: làm việc tại Tập đoàn dầu khí Schlumberger sẽ là một thử thách thật sự, với cả gánh nặng của một sinh viên ĐH Houston được mời về và cả lòng tự tôn của một người Việt trẻ với các cộng sự đa quốc gia.
Tôi sẽ bắt đầu công việc của mình với một thử thách đúng nghĩa là sang Seberia (Nga) ba tháng, trong quy trình bắt buộc đào tạo nhân viên của tập đoàn. Đó là vùng đất khí hậu khắc nghiệt mà tôi chỉ biết trong sách vở. Nhưng sự khắc nghiệt nhất tôi nghĩ đó là phải vượt qua được sự sát hạch - những bài học thực tiễn mà điểm số cao ở giảng đường ĐH chưa thể bảo đảm.
Phóng to |
Ảnh: MY LĂNG |
Mục tiêu lớn nhất của tôi trong năm 2011 là hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học về phân tích đột biến tế bào ung thư vú của phụ nữ VN. Đây là đề tài mà tôi và một cộng sự đã thực hiện từ tháng 9-2010 và sẽ hoàn thành vào tháng 9-2011. Đến thời điểm này nhóm đã hoàn thành hơn 30% khối lượng công việc.
Khi được lựa chọn công trình nghiên cứu khoa học, tôi không phân vân mà chọn ngay đề tài nghiên cứu về ung thư vú. Điều đó xuất phát từ những lần tôi chứng kiến sự khủng khiếp, mất mát không bù đắp nổi về tâm lý, sức khỏe của những người phụ nữ bị bệnh.
Hai người bạn gái khá thân của tôi đều có mẹ bị ung thư vú. Một người ở giai đoạn quá trễ nên phải cắt bỏ một phần ngực. Khi thấy mẹ của một trong hai người bạn được cứu nhờ phát hiện sớm, cảm nhận được niềm hạnh phúc của bác ấy như được trở về từ cõi chết, tôi đã suy nghĩ...
Bằng những kiến thức của mình, khả năng của mình và điều kiện được làm khoa học, mình phải tìm ra nguyên nhân gây ung thư vú để có cách điều trị chính xác nhất, tốt nhất và làm cho căn bệnh này sẽ không còn là nỗi ám ảnh khủng khiếp với những người phụ nữ.
Ngoài mục tiêu phải hoàn thành công trình nghiên cứu trên thì việc tìm học bổng đi du học tiến sĩ ở Nhật Bản là mục tiêu lớn thứ hai mà tôi “bắt” mình phải hoàn thành trong năm 2011.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận