25/02/2012 09:43 GMT+7

Thấy lại hình ảnh chính mình

LÊ QUANG LIÊM
LÊ QUANG LIÊM

TTO - Kể từ hôm nay 25-2, chuyên trang thể thao Tuổi Trẻ Online bắt đầu mở mục Blog Lê Quang Liêm để kỳ thủ này chia sẻ những cảm nhận của mình, những ván cờ hay... với người hâm mộ.

TTO - Kể từ hôm nay 25-2, chuyên trang thể thao Tuổi Trẻ Online bắt đầu mở mục Blog Lê Quang Liêm để kỳ thủ này chia sẻ những cảm nhận của mình, những ván cờ hay... với người hâm mộ.

Vào thứ 7 hằng tuần, trên Blog Lê Quang Liêm,

Thi đấu đồng loạt theo kiểu một người chấp nhiều người là một hình thức thi đấu biểu diễn khá phổ biến trong làng cờ vua thế giới. Ở đó, những người hâm mộ sẽ được cho ngồi tại chỗ trước bàn cờ, còn người thi đấu chính sẽ đi qua từng bàn và thực hiện một nước đi của mình với mỗi lượt di chuyển như vậy.

Nhìn các em nhỏ say mê, chăm chú với từng nước cờ, tôi như thấy lại hình ảnh chính mình hơn 10 năm trước, khi mới chập chững làm quen với môn thể thao trí tuệ này.

Thi đấu đồng loạt thậm chí còn được ghi nhận là một kỷ lục Guiness thế giới. Trong nhiều năm qua, các kỷ lục loại này liên tục bị chinh phục bởi các kỳ thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Kỷ lục mới nhất được một đại kiện tướng quốc tế người Iran thiết lập vào tháng 2-2011: Ghaem Maghami đã một mình thi đấu cùng lúc chống lại 604 kỳ thủ nghiệp dư khác (hơn một nửa trong số đó là người lớn).

Cuộc thi đấu đã kéo dài liên tục 25 giờ đồng hồ, với kết quả đại kiện tướng này thắng 580 ván, hoà 16 và thua 8 ván (tỉ lệ 97,35%), xô ngã kỉ lục trước đó của một đại kiện tướng người Israel (523 đối thủ). Mỗi vòng di chuyển chỉ để thực hiện một nước đi khắp các bàn cờ, người chơi chính có thể phải đi bộ một quãng đường hơn nửa cây số. Vì vậy, việc lập kỷ lục thế giới này đòi hỏi một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hàng tháng trời, đặc biệt về mặt sức khoẻ, sẵn sàng cho những ván cờ rất dài.

Bỏ qua yếu tố kể trên, thi đấu đồng loạt thường được dùng như một hình thức hữu nghị, tạo mối quan hệ, gắn kết mọi người với nhau; tạo ra một sân chơi thư giãn, giải trí cho những người có chung niềm đam mê, sở thích hay để quảng bá cờ vua rộng rãi hơn.

Tại Đại hội Toán học quốc tế ICM diễn ra ở Hyderabad (Ấn Độ) tháng 8-2010, vua cờ Viswanathan Anand đã đấu đồng loạt với 40 nhà toán học trong thời gian tổng cộng hơn ba giờ. Các đại kiện tướng khác trên thế giới cũng nhiều lần thi đấu đồng loạt, thông thường với khoảng 20-30 đối thủ nhằm mục đích giao lưu, chia sẻ giữa các đại kiện tướng và những người đam mê chơi cờ vua.

Trong khuôn khổ sự kiện tham dự, tôi đã thi đấu cùng lúc tại 20 bàn cờ. Số lượng người chơi không quá lớn, nhưng nhiệm vụ cho tôi thật không dễ dàng. Di chuyển nhiều nên mức độ tập trung giảm xuống; các ván đấu lại có những thế trận, kế hoạch, chiến lược rất khác nhau; thời gian trung bình dành cho mỗi ván cờ chỉ là 3 phút… là những khó khăn khách quan của bất kì ai khi tham gia thi đấu đồng loạt.

Sau gần hai giờ đồng hồ, tất cả các ván đấu đã kết thúc. Tôi rất vui khi thấy những người tham dự thật nhiệt tình và vui vẻ. Đặc biệt có một bác đã khá lớn tuổi vẫn không quản ngại đường xa đến tham gia. Nhiều bạn quan tâm đến cờ vua cũng trao đổi với tôi một số ý kiến và hỏi thăm các thông tin cũng như cách thức, phương pháp tập luyện để đạt hiệu quả cao hơn trong thi đấu.

Tôi luôn thầm mong mỏi, với sự đam mê đó và quyết tâm học hỏi, rèn luyện, những em nhỏ ấy sẽ ngày càng phát triển khả năng, tiếp bước lứa vận động viên chúng tôi hiện nay để ghi nhiều dấu ấn vàng son hơn nữa, góp phần ghi tên Việt Nam vào bản đồ các cường quốc cờ vua trên thế giới.

LÊ QUANG LIÊM

Ngoài bài viết bằng tiếng Việt này, Lê Quang Liêm cũng viết luôn cả bản tiếng Anh với mong muốn bài viết của mình được đến với đông đảo người đọc. Bản tiếng Anh của bài viết xuất bản trên Tuổi Trẻ News (tuoitrenews.vn).

LÊ QUANG LIÊM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Blog Lê Quang Liêm c