Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Có những đứa trẻ sinh ra không may mắn với những khiếm khuyết trên cơ thể. Là những "ngọn nến cong", nhưng chỉ cần thắp lên tình yêu thương, nến sẽ sáng lung linh.
Vẳng trong lớp học có tiếng ê a đọc theo cô hay bất giác có đứa trẻ đứng phắt dậy, la hét hay một em gục đầu xuống bàn ngủ ngon lành... Phía trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Hội (50 tuổi) vẫn cần mẫn dạy bài mới cho những đứa trẻ đặc biệt.
Năm nay là tròn 10 năm cô giáo Hội gắn bó với 12 trẻ khuyết tật đang theo học tại Trung tâm dạy kèm và hỗ trợ lớp khuyết tật thuộc Trường tiểu học Sơn Lạc, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.
Đứa trẻ lớn nhất trong số 12 học trò đặc biệt của cô Hội năm nay vừa tròn 14 tuổi, còn đứa bé nhất mới lên 7. Mỗi em một dạng khuyết tật, có em câm điếc bẩm sinh, có em bị down, bị tim bẩm sinh, huyết tán, có em không có cơ vòng hậu môn. Có em sinh ra bị bại liệt...
“Dạy các em khuyết tật khó khăn hơn nhiều chứ, vất vả chứ, nhưng tôi cố gắng vì tâm huyết với những đứa trẻ. Nhiều khi bố mẹ không đưa các em đến trường được, tôi đến tận nhà cõng em đến trường”, mắt đỏ hoe cô giáo Hội kể về cái duyên đến với những đứa trẻ khuyết tật mà cô gắn bó suốt chục năm qua.
Đó là Chúc Minh Đức bị nhũn não bẩm sinh, bị câm điếc bẩm sinh không chịu nghe lời ai, nhưng cứ đến trường là đòi ngồi vào lòng cô giáo.
Đó là Ma Văn Khánh bị tăng động, thiểu năng trí tuệ, nghịch ngợm không chịu ngồi yên một chỗ và chỉ chịu nghe lời cô.
Đó là Lâm Thùy Nhung bị liệt hai chân, không có cơ vòng hậu môn, không làm chủ được khi đại tiện và cô giáo phải trích một khoản lương của mình mua bỉm hàng tháng cho em…
Nơi ngôi trường vùng cao chủ yếu là học sinh dân tộc Dao, Nùng… khó khăn lớn nhất trong công tác giảng dạy của cô Hội là rào cản về ngôn ngữ. Nhưng khó khăn hơn cả là các con bị khuyết tật ở các độ tuổi khác nhau. Cứ thế, cô tự mày mò, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đứa trẻ.
“Có em nhìn được nhưng không nghe được, có em viết được chữ O rồi nhưng không biết tính toán… Tôi sắp xếp dạy từng bước một, từ dễ đến khó. Với chữ này hôm nay chưa viết được, ngày mai viết lại, đến bao giờ viết được thì thôi. Bao nhiêu năm giảng dạy, có em đã ra trường kiếm việc làm”, nước mắt rơi trên mặt khi cô giáo Hội nhớ lại quãng thời gian khó khăn ban đầu dạy cho từng đứa trẻ biết đọc, biết viết.
Suốt 10 năm gắn bó với những đứa trẻ đặc biệt, cô Hội luôn nhắc đến một chữ: Thương.
Ánh mắt hướng về những đứa trẻ đang hồn nhiên chơi đùa trong lớp học, cô Hội nói có lẽ tình thương dành cho những đứa trẻ này cũng xuất phát từ hoàn cảnh của bản thân.
Cha cô lâm trọng bệnh, gia đình bán hết nhà cửa tài sản lo chữa bệnh nhưng rồi cha cũng không qua khỏi.
Cha vừa mất, người chồng vì kiệt sức cũng lâm bệnh qua đời để lại cho cô đứa con trai thơ dại và người mẹ già ốm liệt một chỗ. May mắn cô được thầy cô, đồng nghiệp hỗ trợ, quyên góp xây cho căn nhà nhỏ ở tạm, giúp cô vượt qua khó khăn, yên tâm công tác.
Khó khăn là thế nhưng khi hỏi cô giáo có mong mỏi gì nhất thì tất cả ước nguyện cô lại dành cho những đứa trẻ.
“Tôi vẫn nhớ như in cảm giác dấy lên nỗi ân hận khi trách một học sinh bị khuyết tật để rồi mất không biết bao đêm trăn trở không biết làm thế nào để chuộc lỗi”, cô Nguyễn Thị Ái Vân (42 tuổi, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái) bật khóc khi kể về đứa trẻ khuyết tật đầu tiên cô gặp gỡ trong đời nhà giáo.
Tốt nghiệp ngành Văn - Sử Trường cao đẳng sư phạm Yên Bái, vừa ra trường cô được phân công về giảng dạy tại Trường THCS xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, Yên Bái. Không phải môn Văn, không phải môn Sử, tiết dạy đầu tiên của cô giáo trẻ là môn Sinh học lớp 7 do trường thiếu giáo viên.
"Đang hồi hộp, thấy một học sinh khập khiễng xin vào lớp muộn. Không quan sát kỹ, tôi nghiêm giọng nhắc em "nghiêm túc", "đi thẳng người lên". Khi em lớp trưởng thưa bạn bị khuyết tật chứ không phải đang đùa, trong lòng tôi dấy lên nỗi ân hận tột cùng. Tôi đã chạm vào nỗi đau của người khác", cô Ái Vân xúc động nhớ lại.
Cũng từ buổi học đó, cô giáo trẻ bắt đầu tìm hiểu về cậu học sinh bị khuyết tật và vận động, giúp đỡ em trong các hoạt động tập thể. 4 năm sau, cô xin về công tác tại Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nay là Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái).
Ngày đó, cô vừa tròn 26 tuổi. Chuyển từ một ngôi trường bình thường về công tác tại ngôi trường đặc biệt, cô chưa hình dung khó khăn như thế nào, chỉ nghe mọi người xung quanh nói về đây vất vả, tiếp xúc với những đứa trẻ đủ dạng tật.
Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy những đứa trẻ khuyết tật càng khó hơn trăm lần. Ở trung tâm này có rất nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Những ngày đầu, gian nan nhất là dạy phép tính, các con thậm chí không biết 1+1 bằng bao nhiêu. Gian nan là lúc có em cầm chiếc đồng hồ trên tay nhưng loay hoay mãi không biết lấy giờ sao cho đúng. Gian nan là lúc dạy cho các con bập bẹ từng tiếng, dạy con bước đi.
Thậm chí có em người dân tộc Mông xách balô đến nói thẳng "Tao về đây" khiến cô giáo trẻ lo lắng không biết làm thế nào để tiếp cận học sinh.
Cô chọn cách kiên nhẫn từng chút một, nắm bắt tâm lý của những đứa trẻ và dành tấm lòng yêu thương cho học trò. Cô trực tiếp tham gia các lớp can thiệp sớm, tìm hiểu phương pháp dạy, giúp đỡ từng đứa trẻ khiếm khuyết hòa nhập với cộng đồng…
"Khi đi tập huấn, gặp anh em đồng nghiệp ở trường ngoài, ai cũng hỏi làm sao vượt qua được những khó khăn đó? Nhưng với các thầy cô ở đây, chỉ cần có một cái tâm", cô mỉm cười hiền hậu.
Suốt 15 năm gắn bó với những đứa trẻ khuyết tật, điều khiến cô vui nhất chính là các đồng nghiệp đều đồng lòng giúp các con - những đứa trẻ có số phận yếu thế trong xã hội vượt qua rào cản, hòa nhập với cộng đồng. Nhiều em sau khi học tại trung tâm đã tiếp tục học lên trung học phổ thông, rồi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp.
Có những ca trực quản sinh bắt đầu từ 6h sáng có thể kéo dài đến 6h sáng hôm sau, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên gương mặt cô giáo.
Hỏi cô nếu quay trở lại thời gian 15 năm trước, khi biết trước những khó khăn, chông gai thì liệu cô có tiếp tục chọn con đường này không? "Tôi vẫn chọn con đường này, vẫn chọn các con", cô đáp không chút suy tính.
Một lần tình cờ đi ngang qua Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi - tàn tật Việt Trì, Phú Thọ, cô giáo Đinh Thị Hiền đứng lại nhìn những đứa trẻ đang giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu.
"Tôi tò mò vào tận phía trong xem, nói chuyện với các em, ở các em có điều gì đó khiến tôi muốn tìm hiểu. Tôi quyết định xin về đây", cô Hiền nhớ lại cơ duyên đưa cô đến với các con suốt 18 năm trời.
Quyết định xin về trường là tự nguyện, nhưng những ngày đầu về trường cô giáo trẻ dường như… bất lực, không thể nói chuyện với học sinh vì không biết gì về ngôn ngữ ký hiệu.
"Các em hỏi nhưng tôi không hiểu, tôi hỏi các em cũng không hiểu. Các em lấy giấy bút ra viết hỏi tên, tuổi, quê quán cô ở đâu. Sau đó tôi học ký hiệu từ các em. Ngày đến trường, tối đến tôi học từ các em các ký hiệu. Mới đầu thấy nản chí nhưng học được ngôn ngữ ký hiệu rồi, tôi giao tiếp được với các em, đi sâu vào cuộc sống của các em. Từ đấy tôi quyết tâm sẽ ở lại trường", cô Hiền kể.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ, giờ lên lớp của cô giáo Hiền trở nên nhẹ nhàng hơn, tình cảm cô trò ngày thêm gắn bó. Cô tìm tòi những phương pháp dạy học sinh khuyết tật để vận dụng vào từng học sinh của mình, với mỗi em có phương pháp dạy học khác nhau. Mỗi một bài giảng, mỗi một câu hỏi, cô chọn cách chia nhỏ ra để các con dễ dàng nắm bắt kiến thức.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn tưởng không thể vực dậy khi hai đứa con đều bị bệnh tim bẩm sinh và trải qua 3 cuộc phẫu thuật chỉ trong vòng 5 năm, nhưng cô Hiền nói mình may mắn có sự động viên của chồng, rồi nhà trường, đồng nghiệp...
"Đến giờ là 18 năm, trải qua nhiều thế hệ học sinh, có em ra trường quay lại đây giảng dạy, có em xây dựng gia đình, có em đi thi các cuộc thi năng khiếu được giải nhất... Tôi cảm thấy một phần công sức, nhiệt huyết mình bỏ ra được đền đáp bằng chính sự trưởng thành của các em", cô mỉm cười hạnh phúc.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận