Phóng to |
Thanh tra xây dựng quận Thủ Đức (TP.HCM) tham gia dẹp trật tự lòng lề đường tại phường Hiệp Bình Phước - Ảnh: Ngọc Hà |
Năm 2007, Thủ tướng ban hành quyết định 89 về việc thí điểm thành lập TTXD quận huyện, phường xã tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng này là giúp chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện công tác thanh tra, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
“Bao sân”
Chưa có thanh tra viên TP.HCM hiện có khoảng 2.700 nhân viên TTXD và chưa có người nào được bổ nhiệm thanh tra viên theo tiêu chuẩn quy định. Trong 24 quận huyện, TTXD Q.1 đông nhất với số lượng khoảng 400 người (có khoảng 120 người làm nhiệm vụ thu phí giữ ôtô). |
Thực tế UBND các quận huyện giao cho TTXD nhiều việc không liên quan đến xây dựng. Tại Q.1, tháng 4-2009, UBND quận ban hành quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của TTXD quận và TTXD mười phường, trong đó có giao thêm một số nhiệm vụ: tham mưu UBND quận trong việc cấp phép sử dụng vỉa hè; tổ chức kiểm tra, xử lý việc lắp đặt và xây dựng quảng cáo ngoài trời; tổ chức kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trật tự lòng lề đường, chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán, để xe, giữ xe trái phép...
Ở Q.Phú Nhuận, hiện TTXD quận và phường có khoảng 20 đầu việc, trong đó có những công việc phải thực hiện thường xuyên như kiểm tra trật tự lòng lề đường, vi phạm vệ sinh môi trường...
Trong khi đó, TTXD huyện Nhà Bè được giao thực hiện nhiều công việc không đúng chuyên môn như kiểm tra, lập biên bản vi phạm trên các lĩnh vực san lấp, lấn chiếm sông rạch, sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản, trật tự giao thông đường thủy nội địa, khai thác khoáng sản... Đầu năm 2012, UBND huyện còn giao đơn vị này thêm công việc mới: thực hiện Năm an toàn giao thông.
Trong quyết định phân công nhiệm vụ của TTXD, các quận huyện luôn kèm theo một câu: ngoài những nhiệm vụ cụ thể được phân công, TTXD còn thực hiện những công việc khác do chủ tịch UBND quận giao. Chính vì vậy, ở một số quận huyện, nhân viên TTXD còn được điều động tham gia nhiều công tác khác như lập danh sách cử tri, phát phiếu bầu cử, tham gia điều tra dân số và nhà ở...
Chưa đạt chuẩn
Từ khi có lực lượng TTXD, tình trạng xây dựng sai phép, không phép tại một số nơi trên địa bàn TP.HCM có giảm, nhưng thực tế vẫn còn nhiều “điểm nóng”, cần có sự tham gia nhiều hơn của TTXD. Tuy nhiên, do đụng việc gì cũng “được” làm nên lực lượng này không thể toàn tâm toàn sức cho lĩnh vực chính là thực hiện trật tự trong xây dựng.
TTXD H.Nhà Bè có 45 nhân viên, trong đó có hai kỹ sư xây dựng và một kiến trúc sư. Mỗi buổi sáng, các nhân viên của TTXD huyện làm công tác trật tự lòng lề đường đến 9g, sau đó đi kiểm tra trật tự xây dựng đến trưa. Khoảng 16g lại tập trung để làm công tác lòng lề đường.
Tổ TTXD P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức có 11 người (bốn công chức, bảy cộng tác viên). Trong đó bốn người có trình độ THPT, bốn người có trình độ trung cấp xây dựng và một số đang theo học đại học các ngành kinh tế, luật. Ngoài nhiệm vụ chính là kiểm tra trật tự xây dựng và trật tự lòng lề đường, các nhân viên của tổ còn phải phối hợp với các cơ quan khác để chống cúm gia cầm, giữ an toàn giao thông, xác minh giải quyết tranh chấp...
Một lãnh đạo ngành xây dựng cho biết theo tiêu chuẩn, TTXD cấp quận huyện phải có trình độ đại học các ngành xây dựng, kiến trúc quy hoạch, luật, kinh tế hoặc đất đai; cấp phường xã phải có trình độ trung cấp các ngành trên. Tuy nhiên, hầu hết trình độ của lực lượng TTXD quận, phường là tốt nghiệp THPT.
Vị lãnh đạo này cho rằng những công việc như cưỡng chế thu hồi đất, thực hiện các quyết định hành chính có hiệu lực, trật tự lòng lề đường... nên giao cho lực lượng cảnh sát trật tự thực hiện. “Phải giữ lại hệ thống TTXD quận huyện, phường xã, nhưng chỉ thực hiện những nhiệm vụ đúng theo quyết định 89 của Thủ tướng. Những nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND phường xã giao cũng chỉ liên quan đến lĩnh vực xây dựng chứ không phải đụng việc gì cũng giao như hiện nay”, vị này nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận