06/12/2022 10:43 GMT+7

Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu cả nước, hoàn thành vượt mục tiêu đề ra của việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh đã giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã, 26% số thôn, tổ dân phố.

Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ - Ảnh 1.

Cán bộ bộ phận “Một cửa” UBND xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Những con số giảm ấn tượng

Theo Sở Nội vụ Thanh Hóa, trước khi sáp nhập, năm 2019 tỉnh này có 635 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), hiện nay còn 559, giảm 76. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở 143 xã trước khi sắp xếp gồm 2.842 cán bộ, công chức; 2.137 cán bộ không chuyên trách.

Sau sáp nhập, tại 67 xã mới, số cán bộ, công chức còn 1.423 người; số người hoạt động không chuyên trách chỉ còn 614 người. Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu cả nước hoàn thành vượt mục tiêu đề ra của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh đã giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã, 26% số thôn, tổ dân phố.

Quy mô đơn vị hành chính cấp xã tăng (diện tích tự nhiên bình quân mỗi đơn vị đạt 20km2, dân số bình quân đạt 6.600 người). Tinh giản 3.100 cán bộ, công chức cấp xã và 25.000 người hoạt động không chuyên trách (bao gồm cả do nhập thôn, tổ dân phố), góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước hàng trăm tỉ đồng/năm.

Đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa khẳng định, thực hiện nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trong 3 năm qua, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là dịp để kiện toàn, bố trí những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, chuyên môn tham gia bộ máy.

Cơ cấu, tinh giản đội ngũ công chức, góp phần tạo động lực trong thực thi nhiệm vụ. Cùng với việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, bố trí lực lượng công an chính quy là những yếu tố chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp. Chất lượng giải quyết công việc, giao dịch hành chính và phục vụ người dân ngày một tốt lên.

Những bài học kinh nghiệm khi sắp xếp là gì?

Để việc sáp nhập hành chính cấp xã ngày càng có hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở Thanh Hóa luôn quán triệt đầy đủ các nội dung Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ, để mỗi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Thanh Hóa xác định sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là nhiệm vụ chính trị quan trọng; các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.


Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ - Ảnh 2.

Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được mở rộng sau khi sáp nhập xã Yên Lễ vào năm 2020 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Thông tin công khai nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như: tên gọi xã mới, vị trí đặt trụ sở, tài sản, tài chính công, tổ chức lấy ý kiến cử tri, thời gian hoạt động của đơn vị hành chính mới, tổ chức bộ máy, chế độ chính sách để dân biết, dân bàn, dân tham gia ý kiến.Làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện chế độ chính sách, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư khi sắp xếp hành chính cấp xã.

Vị trí đặt công sở xã mới phải dựa trên sự thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch hành chính của nhân dân; sử dụng hợp lý, khoa học, hiệu quả và tiết kiệm công sở của các đơn vị hành chính cũ.

Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật; giải quyết chế độ chính sách hợp lý, hài hòa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan dôi dư; xây dựng kế hoạch, lộ trình bố trí, sắp xếp đúng số lượng quy định nhưng cũng phải đảm bảo tính nhân văn trong công tác cán bộ.

Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ - Ảnh 3.

Bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) được xây dựng mới, sau khi sáp nhập bản Son vào năm 2020 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Theo Sở Nội vụ Thanh Hóa, khó khăn trong việc sáp nhập xã là bài toán giải quyết dôi dư cán bộ, công chức, viên chức. Việc giải quyết dôi dư phải được thực hiện theo đúng quy định và đề cao được tính nhân văn.Do vậy, giải quyết dôi dư nên thực hiện trên tinh thần vận động, tự nguyện của cán bộ, công chức.

Để làm tốt điều này cần có cơ chế đảm bảo thỏa đáng với hai mục tiêu cơ bản là: hỗ trợ tinh giản biên chế để cán bộ, công chức tự sắp xếp công việc, cuộc sống và chuyển đổi nghề cho cán bộ, công chức sau sáp nhập.

Sáp nhập cấp huyện, xã: Giảm 6 huyện, 560 xã và dư 20.000 cán bộ Sáp nhập cấp huyện, xã: Giảm 6 huyện, 560 xã và dư 20.000 cán bộ

TTO - 45 tỉnh, thành phố sẽ thực hiện sáp nhập cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, qua đó giảm được 6 huyện, 560 xã.

HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên