05/03/2018 19:03 GMT+7

Tháng ba, phim Việt ngôn tình đổ bộ rạp chiếu

MINH TRANG
MINH TRANG

TTO - Không hẹn mà gặp, mùa phim tháng 3 đầy ắp những bộ phim tình cảm nhẹ nhàng, phần lớn lấy nhân vật trung tâm là các cô gái trẻ. Một mùa phim đậm chất ngôn tình và cùng lúc 5 phim Việt đồng loạt 'đổ bộ' rạp chiếu.

Trong số 5 bộ phim ra rạp lần này có 2 tác phẩm là phim remake những phiên bản đình đám của Hàn Quốc. 

Đó là bộ phim Tháng năm rực rỡ (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, remake từ phiên bản Sunny của Hàn Quốc), phim Ông ngoại tuổi 30 (đạo diễn Lê Thanh Hòa, remake từ bản phim cùng tên của Hàn). 

Lẽ ra số lượng phim remake này sẽ còn tăng lên nữa nếu Yêu em bất chấp (đạo diễn Văn Công Viễn, remake từ bộ phim My sassy girl của Hàn) không dời lại ngày phát hành.

Tuổi trẻ tháng 3 rực rỡ

Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (chính thức ra rạp từ ngày 9-3, hiện đã có những suất chiếu sớm tại một số cụm rạp) có thể xem là bản phim remake thành công. 

Phim là những ký ức đan xen giữa hiện thực và quá khứ của nhóm bạn gái thân có tên Nữ quái Ngựa Hoang. Dịp tình cờ, một thành viên trong nhóm - Hiểu Phương (diễn viên Hồng Ánh) gặp lại người bạn cũ Mỹ Dung (Thanh Hằng) - trưởng nhóm Ngựa Hoang năm nào - tại bệnh viện, trong tình trạng ung thư phổi giai đoạn cuối. 

Những cô gái 15, 16 tuổi rực rỡ ngày nào giờ đã vào tuổi trung niên với gánh nặng cuộc sống. Họ tìm lại nhau, tìm lại ký ức đẹp đẽ của tuổi trẻ, tìm lại giấc mơ đã quên lãng...

Với cốt truyện nhân văn, đẹp đẽ, Sunny - bản phim ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 2011 - đã tạo được tiếng vang. Tuy nhiên, ở bản phim gốc, sự bi kịch của mỗi nhân vật được đẩy rất mạnh, đôi khi làm không khí của bộ phim về tuổi thanh xuân trở nên quá nặng nề. 

Trailer phim Tháng năm rực rỡ

Nhưng đó là phong cách kể chuyện đặc trưng của điện ảnh Hàn: bi kịch, hơi quá và lấy nước mắt khán giả! Bản phim Việt hóa đã "hiểu" khán giả Việt, có sự tiết chế, vừa vặn hơn và gọn gàng hơn. 

Trong Tháng năm rực rỡ, với điểm tựa là cấu trúc chặt chẽ từ phiên bản gốc, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã có sự lựa chọn thông minh để bộ phim hội tụ những yếu tố cần thiết cho việc ăn khách, quan trọng hơn là một phiên bản Việt dành cho khán giả Việt.

Tháng ba, phim Việt ngôn tình đổ bộ rạp chiếu - Ảnh 2.

Dàn diễn viên vai các nhân vật thời trẻ của Tháng năm rực rỡ

Âm nhạc trong phim cũng là điểm sáng nổi trội. Như một diễn viên giấu mặt nhưng xuất hiện đúng lúc, âm nhạc mang lại cho bộ phim những cảm xúc trọn vẹn. Nữ quái Ngựa Hoang mê ca hát, những ca khúc họ yêu thích gắn liền với âm nhạc trong thập niên 1970. 

Các ca khúc đã được nhạc sĩ Đức Trí phối lại hấp dẫn như Kim ơi (Y Vũ), Yêu (Văn Phụng), Vết thù trên lưng ngựa hoang (Phạm Duy, Ngọc Chánh), hay đó là Nụ hôn đánh rơi - sáng tác của Đức Trí cho phim...

Nếu nhìn sang chất lượng kịch bản thuần Việt hiện nay, không trách được vì sao remake vẫn được chuộng. 

Trailer Thử yêu rồi biết

Ra rạp trước Tháng năm rực rỡ không lâu, Thử yêu rồi biết là ví dụ điển hình cho sự non kém về tay nghề kịch bản của phim Việt. 

Lấy chủ đề cũ: tình yêu và con đường thăng tiến của những nghệ sĩ trẻ trong giới showbiz, nhưng cách phát triển câu chuyện của phim còn cũ và nhạt một cách khó hiểu! 

Diễn viên mạnh ai nấy hét, biên kịch không hiểu đang muốn kể câu chuyện gì, và quan trọng hơn cả là sự mờ nhạt của vai trò đạo diễn khiến không ít khán giả nói với nhau "thử xem rồi biết".

Tháng năm rực rỡ: Dũng Tháng năm rực rỡ: Dũng 'khùng' dũng cảm vượt lên chính mình

TTO - Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (chính thức ra rạp từ 9-3, hiện đã có những suất chiếu sớm tại một số cụm rạp) có thể xem là một bản phim remake thành công nhất từ trước đến nay của phim Việt.

Thấp thỏm chờ phim hay

Có lẽ không từ nào diễn tả chính xác hơn tâm trạng của khán giả Việt vào rạp xem phim, cũng như ngày nhà sản xuất, phát hành đưa phim Việt ra rạp bằng hai chữ "thấp thỏm". Thấp thỏm chờ xem phim, thấp thỏm chờ phản hồi... 

Bảo chứng đến từ tên tuổi đạo diễn, diễn viên, êkip chỉ là cảm giác đầu tiên vì chắc không gì trồi sụt thất thường hơn chất lượng phim Việt.

Trailer phim Những cô gái và găng tơ

Ba bộ phim còn lại sẽ ra mắt trong tháng 3 này là Những cô gái và găng-tơ (đạo diễn Hoàng Chân Chân, một sản phẩm hợp tác giữa Hong Kong và Việt Nam) mang hơi hướng của bộ phim The hangover của Mỹ, gây chú ý bởi dàn diễn viên Hong Kong, Việt Nam, Mỹ khá đình đám với Tiết Khải Kỳ, Trần Y Hàm, Trương Quân Ninh, diễn viên Trần Bảo Sơn của Việt Nam, và đặc biệt là cựu vận động viên quyền anh Mike Tyson với hơn 80% cảnh quay được thực hiện tại Sài Gòn.

Teaser phim Ông ngoại tuổi 30

Bộ phim 100 ngày bên em (đạo diễn Vũ Ngọc Phượng, từng thành công với 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy) với câu chuyện ngôn tình xoay quanh những người trẻ, có vẻ không mới nhưng cũng có thể đặt niềm tin bởi Phượng là một đạo diễn trẻ có tư duy làm phim khá hiện đại, bài bản. 

Riêng Ông ngoại tuổi 30 với vai chính được trao cho nam ca sĩ Trịnh Thăng Bình vẫn là ẩn số dù trailer giới thiệu bộ phim khá hấp dẫn!

Một mùa phim ngôn tình sôi động đang chờ khán giả thưởng thức và quyết định "đáp án" cho cuộc cạnh tranh phòng vé khốc liệt...

10 phim Việt 10 phim Việt 'đáng quên' nhất năm 2017

TTO - 2017 quả là năm đáng nhớ với điện ảnh Việt khi có phim đoạt doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cũng đồng thời là năm 'đầy ắp' những bộ phim đáng quên…

Tổng doanh thu phim Việt Tết Mậu Tuất chắc chắn hơn trăm tỉ Tổng doanh thu phim Việt Tết Mậu Tuất chắc chắn hơn trăm tỉ

TTO - Bốn phim Việt chiếu suốt mùa tết gồm 798 Mười, Siêu sao siêu ngố, Đích tôn độc đắc và Về quê ăn tết cùng một số phim ngoại đã mang về một mùa tết 'tương đối' cho các nhà phát hành và sản xuất phim.

MINH TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên