25/11/2003 21:43 GMT+7

"Thần dược" của giáo dục vẫn là "học vẹt" và học "giú ép"

Theo SGGP
Theo SGGP

Hầu như chưa ai chứng minh được cụ thể hậu quả của những kiểu “học vẹt”, học theo kiểu “giú ép”để có thành tích tác động như thế nào đến chất lượng kiến thức của học sinh. Thế nhưng, trong quá trình đi tìm sự thật về chất lượng giáo dục, chúng tôi đã ghi nhận được từ kỳ thi tú tài những thông số... phơi bày hậu quả của thực trạng “học vẹt”, “học giú ép”.

By656vaI.jpgPhóng to
53,9% học sinh đậu tú tài nhờ “học vẹt”. Ảnh - Đoàn Đức Minh
Hầu như chưa ai chứng minh được cụ thể hậu quả của những kiểu “học vẹt”, học theo kiểu “giú ép”để có thành tích tác động như thế nào đến chất lượng kiến thức của học sinh. Thế nhưng, trong quá trình đi tìm sự thật về chất lượng giáo dục, chúng tôi đã ghi nhận được từ kỳ thi tú tài những thông số... phơi bày hậu quả của thực trạng “học vẹt”, “học giú ép”.

53,9% học sinh đậu tú tài nhờ “học vẹt”?

Nếu tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu kết quả kỳ thi tú tài những năm vừa qua cho thấy, học sinh phổ thông còn yếu về môn toán và khoa học tự nhiên, những môn đòi hỏi tư duy. Điều này đã được chứng minh bằng những con số: Nếu xét tốt nghiệp theo môn toán, lý với điểm 5 trở lên thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 60%-70%. Song, nếu ra điều kiện cả hai môn toán, lý đồng thời phải đạt từ 5 điểm trở lên và tổng điểm của 6 môn thi vẫn phải là 30, thì tỷ lệ tốt nghiệp chỉ còn là 38,7%.

Như vậy, bất chấp việc học sinh VN luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi toán, lý, hóa quốc tế, trình độ đại trà các môn này của học sinh phổ thông vẫn là yếu kém. Việc các học sinh đoạt giải quốc tế chỉ chứng minh được 2 điều: năng lực học tập của học sinh và giảng dạy của thầy giáo VN ở đỉnh cao; và không hơn không kém, đó là những con “gà chọi” của nền giáo dục.

Mặt khác, chính sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ lệ tốt nghiệp 92,6% và tỷ lệ 38,7% nếu đòi hỏi những môn cần sự tư duy đạt điểm 5 trung bình, đã làm rõ hơn tình trạng “học vẹt” của nền giáo dục: có đến 53,9% học sinh tốt nghiệp nhờ môn “học bài”.

Vậy, các em “học bài” ra sao? Nhìn thực trạng tại TPHCM cho thấy: hiện đang có tình trạng, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, các học sinh cuối cấp tại khá nhiều trường được “triệu tập” đến trường cả 3 buổi/ngày để giáo viên khảo bài. Đây là một “bi kịch”: trò cần tấm bằng tú tài, trường cần thành tích. Một hiện tượng mà chỉ hơn 10 năm trở về trước không có trong nền giáo dục.

Nếu các em không giỏi các môn đòi hỏi sự tư duy như các môn khoa học tự nhiên, thì việc giỏi những môn xã hội học cũng khá có ích cho đời sống. Song, thực tế lại không được như vậy. Do học trong tình trạng “học vẹt” và “giú ép”, các em hoàn toàn thiếu sự say mê nghiên cứu, vận dụng sáng tạo bài học, nên xong kỳ thi thì “chữ của thầy đã trả lại thầy”.

Điểm ưu tiên thiếu khoa học

Nhìn lại hệ thống điểm ưu tiên cho học sinh diện chính sách các loại, chúng ta không khỏi giật mình: Ở kỳ thi tú tài, chỉ cần đạt 30 điểm cho 6 môn là đậu; thế nhưng, chỉ riêng con em thương binh, liệt sĩ thì tổng điểm tốt nghiệp còn 27, chưa kể nếu là học sinh dân tộc thiểu số lại được cộng thêm điểm ưu tiên nữa.

Ngoài ra, còn loại điểm khuyến khích học nghề cũng được cộng thêm tối đa 2 điểm nữa. Chỉ nguyên chuyện cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích cũng đã chiếm tỷ lệ 12,4% học sinh tú tài. Chính cái tỷ lệ này đã góp phần rất lớn vào tình trạng điểm kém trong kỳ tuyển sinh ĐH. Rồi trong kỳ thi tuyển sinh đại học, lại một bộ phận học sinh loại này được hưởng điểm ưu tiên với số điểm tối đa là 5 điểm. Trong khi ở kỳ thi này, các em “so cựa” với nhau từng nửa điểm một. Vào tới đại học, các sinh viên này tiếp tục lại được hưởng điểm ưu tiên trong các kỳ thi học kỳ. Cứ thế, bằng việc ban phát điểm số, ngành giáo dục đã “giú ép” ra một bộ phận nhân lực bằng cấp cao, trình độ thấp.

Việc chăm lo cho các đối tượng chính sách học tập là điều hoàn toàn đúng, nhưng hãy chăm sóc bằng việc tập trung vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các em. Đó mới là cái lo thật sự mang tính nhân văn. Vì nếu chúng ta đưa vào cuộc đời một bộ phận nhân lực bằng cấp thật, nhưng trình độ giả, các em cũng khó mà kiếm được chỗ đứng trong đời sống nghề nghiệp khắc nghiệt như hiện nay.

Theo SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên