23/07/2016 00:21 GMT+7

Tham khảo điểm chuẩn theo ngành trước khi đăng ký xét tuyển

THANH HÀ - TRẦN HUỲNH , thực hiện
THANH HÀ - TRẦN HUỲNH , thực hiện

TTO - Những ý kiến tư vấn thiết thực về việc chọn trường, chọn ngành của các chuyên gia, nhằm giúp thí sinh đăng ký xét 
tuyển chính xác, 
thành công.

*** Error ***
Chiều 22-7, cán bộ phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) chuẩn bị giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2016 để bàn giao cho Sở GD-ĐT TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Để đăng ký xét tuyển (ĐKXT), thí sinh điền thông tin vào phiếu ĐKXT và nộp cho trường qua đường bưu điện, trực tuyến hoặc phương thức khác do trường quy định.

TS Nguyễn Tuấn Anh (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Thủy lợi):

Không nênđể đến ngày cuối

Dự kiến chỉ trong khoảng từ ngày 25 đến 27-7, chậm nhất đến ngày 30-7, thí sinh sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả thi. Nhưng ngay từ bây giờ các em đã có thể căn cứ trên kết quả thi của mình để cân nhắc các phương án ĐKXT.

Một trong những yếu tố quan trọng mà thí sinh nên lấy làm căn cứ để cân nhắc chọn trường/ngành là điểm chuẩn năm trước của trường/ngành đó. Thông thường điểm chuẩn có thể có biến động, nhưng với phương thức tuyển sinh như hiện nay, sự biến động đó sẽ không lớn, khó có thể xảy ra đột biến.

Khi ĐKXT, thí sinh cần đặc biệt lưu ý không chỉ tham khảo điểm chuẩn chung của trường, mức sàn trúng tuyển vào trường, mà cần lưu ý cả điểm chuẩn của từng ngành. Vì trong một trường, điểm chuẩn các ngành cũng phân hóa rất mạnh.

Thời gian để ĐKXT khá dài, vì thế thí sinh nên có quyết định lựa chọn sớm và chủ động chọn hình thức nộp hồ sơ ĐKXT phù hợp. Không nên để đến ngày cuối cùng mới nộp để bị lo lắng, vội vàng, có thể xảy ra nhầm lẫn hoặc rủi ro.

TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM):

Lưu ý những quy định mới

Thí sinh cần hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định, thủ tục ĐKXT, đặc biệt là các quy định mới so với những năm trước. Chẳng hạn năm 2016 thời gian các đợt xét tuyển rút ngắn khá nhiều (đợt 1 chỉ có 12 ngày, các đợt bổ sung chỉ có 10 ngày), và khi làm thủ tục ĐKXT thí sinh không nộp giấy chứng nhận kết quả thi (thí sinh chỉ được cấp một bản duy nhất)...

Căn cứ trên kết quả điểm các môn thi của mình, thí sinh tìm hiểu kỹ các thông tin của ngành, trường mà thí sinh có nguyện vọng ĐKXT như chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT, tổ hợp môn đăng ký, các tiêu chí phụ (nếu có)...

Bên cạnh đó, thí sinh có nguyện vọng ĐKXT vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cần lưu ý điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển của các trường này: bậc ĐH thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,5 trở lên; bậc CĐ thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,0 trở lên.

Có khá nhiều thí sinh đã thi từ 5-6 môn, có thể ĐKXT bằng nhiều tổ hợp môn khác nhau. Nhưng kinh nghiệm cho thấy cơ hội trúng tuyển sẽ cao nhất khi dùng tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất, chứ không phải tổ hợp môn có ít thí sinh đăng ký nhất, đặc biệt là khi năm nay quy định không cho phép rút hồ sơ để đăng ký lại.

TS Lê Thị Thanh Mai (trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM):

Không nên đăng ký ngành mình không thích

Hiện nay, tất cả thí sinh đều đã biết điểm, không chỉ điểm của mình mà còn biết được điểm của người khác nữa. Vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm của thí sinh cả nước, thí sinh nên quan tâm và nghiên cứu mặt bằng điểm chung thật kỹ, theo dõi sát thông tin mặt bằng điểm chuẩn trên các trang báo.

Thí sinh phải cân nhắc dù thi theo hình thức nào thì vẫn phân tầng theo các tầng điểm chuẩn, có những trường, những ngành mà luôn luôn ở tốp đầu và tốp giữa. Thí sinh cân nhắc những điểm này và điểm sàn để đăng ký, và nó sẽ không thay đổi bao nhiêu. Thứ ba, đừng ảo tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, mà phải nhìn thật sự mình có bao nhiêu điểm và chọn ngành học thật sự phù hợp với số điểm của mình. Vì với điểm đó mà vào trường toàn tập trung học sinh giỏi, có vô mình cũng đuối.

Về chọn ngành, thí sinh nên chọn theo sở thích của mình và lưu ý năm nay ở bậc CĐ tất cả các ngành có ở ĐH thì có ở CĐ, cho nên bậc CĐ năm nay không bị ràng buộc bởi ngưỡng điểm chất lượng đầu vào.

Thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là có thể đăng ký vào học bậc CĐ. Vì vậy, nếu thích học ngành đó mà không đậu ĐH thì có thể cân nhắc để học ngành đó ở CĐ. Tuyệt đối đừng vì điểm thấp mà đăng ký học ngành mình không thích, không phù hợp với nghề nghiệp của mình, thậm chí học nửa chừng bỏ.

Sau khi tìm hiểu kỹ rồi, các bạn nên đến Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (268 Lý Thường Kiệt, Q.10) vào ngày 24-7 để được trao đổi sâu hơn với đại diện các trường ĐH, CĐ.

TS Nguyễn Phong Điền (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):

Cơ hội trúng tuyển phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn nguyện vọng

Thực tế cho thấy thí sinh cần ưu tiên chọn ngành học, bởi điều này có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và lĩnh vực nghề nghiệp sau này. Hiện nay các trường lớn tổ chức tuyển sinh theo ngành đào tạo hoặc nhóm ngành hẹp (chỉ 1-3 ngành), do đó cơ hội được chuyển ngành học sau khi trúng tuyển là rất thấp.

Bên cạnh kết quả thi THPT quốc gia, cơ hội trúng tuyển của thí sinh phụ thuộc nhiều vào sự chọn lựa nguyện vọng, trong đó chỉ tiêu dự kiến, số lượng thí sinh đăng ký vào một nguyện vọng và kết quả thi xác định điểm chuẩn trúng tuyển vào nguyện vọng đó.

Các thí sinh chú ý: một số trường, kể cả nhóm GX xét tuyển một cách bình đẳng giữa các nguyện vọng, tức là không có sự ưu tiên cho nguyện vọng 1. Việc sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên chỉ có ý nghĩa: nếu thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng xếp trên thì sẽ không xét nguyện vọng kế tiếp nữa.

THANH HÀ - TRẦN HUỲNH , thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘🥰😗😙😚🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏😣😥😮🤐😯😪😫😴😌😛😜😝🤤😒😓😔😕🙃🤑😲☹️🙁😖😞😟😤😢😭😦😧😨😩🤯😬😰😱🥵🥶😳🤪😵😡😠🤬😷🤒🤕🤢🤮🤧😇🤠🤡🥳🥴🥺🤥🤫🤭🧐🤓😈👿👹👺💀👻👽🤖💩😺😸😹😻😼😽🙀😿😾
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận