27/05/2004 06:00 GMT+7

TFS với công nghệ làm phim truyền hình mới

NGUYỄN CHƯƠNG thực hiện
NGUYỄN CHƯƠNG thực hiện

TT - Thời gian gần đây, Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) đã cử nhiều đoàn cán bộ ra nước ngoài. Việc này, theo ông Nguyễn Việt Hùng - giám đốc TFS: "Nói thẳng ra là mình còn dốt nên phải đi học cách làm".

weLqx4e2.jpgPhóng to

Đoàn làm phim TFS trong khuôn viên phố cổ giả của phim trường Seoul Studio Complex - Ảnh: TFS

TT - Thời gian gần đây, Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) đã cử nhiều đoàn cán bộ ra nước ngoài. Việc này, theo ông Nguyễn Việt Hùng - giám đốc TFS: "Nói thẳng ra là mình còn dốt nên phải đi học cách làm".

Trở về sau chuyến đi Hàn Quốc, ông cho biết: một toàn cảnh rộng hơn của công nghệ mới trong làm phim truyền hình đã được đặt lên bàn phân tích.

* Những kinh nghiệm nào mà ông cho là đắt giá?

- Trong thời gian ở Hàn Quốc đầu tháng năm vừa rồi, tôi thán phục trước qui trình công nghệ làm phim của họ: vừa viết vừa quay phim, vừa dựng vừa phát sóng. Họ không "ầu ơ ví dầu" như mình. Ý thức trách nhiệm trong cộng đồng công việc của họ rất cao.

Người ta làm bộ phim dài 30 tập chỉ mất bốn tháng là xong, tính từ khâu viết kịch bản cho đến hoàn tất thu hình. Cộng thêm thời gian hậu kỳ dựng phim, thời gian phát sóng nữa, tính tổng cộng chỉ khoảng sáu tháng cho bộ phim 30 tập (từ lúc khởi thảo trên trang giấy cho đến lúc phim trình chiếu). Trong khi đó, một bộ phim 30 tập của chúng ta phải mất đứt từ hai năm rưỡi trở lên.

Các hãng phim truyền hình Hàn Quốc đi mua ý tưởng, mua đề tài rồi tổ chức cả một êkip viết kịch bản, bình quân hai ngày viết xong một tập. Đạo diễn của họ ngay từ đầu đã trao đổi rất kỹ với các nhà biên kịch nên lúc kịch bản viết xong là chuyển qua bấm máy, không còn phải sửa đổi - thậm chí đạo diễn buộc phải ngồi viết lại - như trong không ít phim của chúng ta. Chu trình viết, thu hình, dựng, phát sóng được làm cuốn chiếu, nối nhau liên tục.

* Nói công nghệ không thể không nói đến phim trường.

- Phim trường tổng hợp Seoul Studio Complex rộng trên 50ha dựng rất nhiều khu phố cổ, cung điện, nội thất nhà cổ cho đến các khu phố hiện đại. Đi vào phim trường mà mình cứ tưởng đi giữa phố xá thật.

Phim trường Seoul được xây dựng, khai thác lợi nhuận bằng cách cho các hãng phim, đài truyền hình thuê mướn. Phim trường của Đài SBS dựng cả một thành phố nhỏ, thấy hết hồn! Phim trường của Đài MBC giống như một công viên diễm lệ mênh mông.

* Với VN vẫn là giấc mơ chưa thấy nổi?

- Chúng tôi được duyệt cho phép xây dựng một phim trường rộng 50ha tại Củ Chi. Trước mắt chưa có thì thuê mướn bối cảnh qui mô vừa phải, và bắt đầu thực tập công nghệ làm phim giống Hàn Quốc như quay nhiều camera cùng lúc, thu tiếng trực tiếp. Chúng tôi biết sẽ gặp khó khăn, như đài từ của nhiều diễn viên không được hay mà lâu nay buộc phải lồng tiếng, nếu thu trực tiếp thì phải chọn lọc diễn viên gắt gao hơn.

* Bộ phim nào sẽ được làm đầu tiên theo công nghệ mới?

- Đó là bộ phim dài 90 phút Một chuyến phiêu lưu (kịch bản và đạo diễn: Lê Bảo Trung), bấm máy trong tháng 6-2004. Với phim này, chúng tôi sẽ thu hình cùng lúc nhiều camera, thu tiếng trực tiếp tại hiện trường.

Chuyện phim về chú bé Tuấn 12 tuổi, biệt danh Binbin, bỗng rơi vào “phép thuật” lạ thường biến hóa trở thành nhóc con... 2 tuổi, rồi mỗi ngày đột biến tăng lên một tuổi, dẫn đến hàng loạt tình huống ứng xử hồi hộp và vui nhộn.

Làm thử nghiệm trước, sau đó rút bài học cho bộ phim dài 24 tậpLẵng hoa tình yêu (đạo diễn: Vinh Hương) bấm máy với sự hỗ trợ của Công ty sản xuất phim FnC Hàn Quốc.

* Cảm ơn ông và xin chúc TFS thành công.

*TFS làm phim theo công nghệ mới

NGUYỄN CHƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên