Nguyên nhân là do năm 2015, mùa mưa kết thúc sớm và lượng mưa không nhiều nên các hồ, đập ở vùng Tây Nguyên tích không đủ nước. Ngay tại Đắk Lắk là địa phương có nhiều công trình thủy lợi nhất so với các tỉnh Tây Nguyên, với trên 770 công trình, nhưng chỉ có 185 hồ chứa đạt dung tích thiết kế, còn lại đều không đạt và thậm chí, có gần 90 hồ chứa mới đạt 50% dung tích thiết kế.
Do vậy, các địa phương, nhất là các vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk như Krông Búk, Ea H’Leo mới tưới nước đợt 2 cho cà phê thì một số hồ đã cạn kiệt phải chờ nước. Tại huyện Lắk, vùng trọng điểm lúa của tỉnh Đắk Lắk đã có 4 công trình thủy lợi đang ở mực nước chết.
Công ty quản lý công trình thủy lợi đã phải xây dựng trạm bơm điện dã chiến lắp đặt 2 máy bơm công suất 1.800 m3/giờ để lấy nước từ sông Krông Ana chống hạn cho 700ha lúa vụ Đông Xuân của huyện…
Tỉnh Đắk Nông cũng đã có 135/159 công trình thủy lợi giảm dưới mực nước dâng bình thường; trong đó đã có 5 hồ cạn trơ đáy. Huyện Đắk Mil là vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Nông, nhiều hồ đập đã giảm xuống mực nước chết và cũng thiếu nguồn nước trầm trọng để tưới cho cà phê…
Tại các tỉnh Kon Tum và Gia Lai nhiều hồ đập, dòng suối tự nhiên cũng đã cạn kiệt nước thiếu nguồn nước phục vụ thâm canh cây trồng.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên. Theo đó, đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các tỉnh Tây Nguyên đầu tư nâng cấp, xây dựng mới thêm 2.168 công trình thủy lợi; trong đó, xây dựng mới 1.442 công trình thủy lợi nâng tổng diện tích tưới cây trồng của toàn vùng tăng lên 539.770ha, chủ yếu là tưới cho lúa và cây cà phê.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng có 2.352 công trình thủy lợi, mới đảm bảo tưới cho 215.765ha cây trồng; trong đó, diện tích cây lúa nước mới đảm bảo tưới được 50%, cà phê mới đảm bảo tưới được 21% diện tích, số diện tích cây trồng còn lại tưới bằng nước ngầm (giếng khoan, đào) và các sông suối hoặc đào các ao nhỏ chứa nước để tưới cho cây trồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận