16/08/2008 05:05 GMT+7

Tất cả đều đổ về các con sông lớn

N.TRIỀU - Q.THANH - Q.KHẢI
N.TRIỀU - Q.THANH - Q.KHẢI

TT - Đã có hàng loạt khu đô thị, công nghiệp hoạt động ở khu vực Đông Nam bộ và các khu vực giáp ranh với TP.HCM với nhiều quy mô. Tuy nước thải từ các hoạt động này đổ trực tiếp ra nhiều nhánh sông - rạch nhỏ khác nhau nhưng cuối cùng tất cả đều đổ về các sông lớn: Đồng Nai, Sài Gòn hay Thị Vải (khu vực hạ lưu).

Các con sông tiếp tục bị "đầu độc"

Bài 2:

Zo8dJLY0.jpgPhóng to
Dòng sông Vàm Thuật nằm giữa ranh giới quận Gò Vấp và Q.12, TP.HCM trước khi đổ ra sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải hóa chất của các nhà máy từ các quận 12, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp... xả ra (ảnh chụp sáng 30-7) - Ảnh: N.C.T.
TT - Đã có hàng loạt khu đô thị, công nghiệp hoạt động ở khu vực Đông Nam bộ và các khu vực giáp ranh với TP.HCM với nhiều quy mô. Tuy nước thải từ các hoạt động này đổ trực tiếp ra nhiều nhánh sông - rạch nhỏ khác nhau nhưng cuối cùng tất cả đều đổ về các sông lớn: Đồng Nai, Sài Gòn hay Thị Vải (khu vực hạ lưu).

Sông Sài Gòn không chỉ là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt ở TP.HCM mà còn là nơi tiếp nhận nước thải từ một số khu vực như Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 (Bình Dương). Nước thải từ các nơi này tuy đổ ra một số sông - rạch nhỏ nhưng cuối cùng cũng đổ về sông Sài Gòn. Hay các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản, sinh hoạt, nông nghiệp… từ một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước...cũng đổ về khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. TP.HCM còn phải hứng chịu luôn một lượng nước thải khá lớn từ các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh.

Những nẻo đường ô nhiễm

Chạy dọc kênh Thầy Cai, từ Củ Chi về Bình Chánh, phía bên kia bờ thuộc địa phận tỉnh Long An là một dãy những KCN đã và đang mọc lên. Từ thị trấn Củ Chi, theo tỉnh lộ 8 vài cây số về phía Long An, vừa qua cầu Thầy Cai là gặp ngay KCN Đức Hòa 3. KCN này đang hình thành với diện tích 2.300ha bao gồm nhiều KCN con như: Đức Hòa 3 - Việt Hóa, Đức Hòa 3 - Thái Hòa, Đức Hòa 3 - Hồng Đạt... Tuy đã có một số nhà máy sản xuất đi vào hoạt động nhưng hiện KCN này vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ đây không chỉ thải ra địa bàn Long An mà còn lan sang cả khu vực giáp ranh TP.HCM.

Con kênh… đen thui

Nhìn từ trên cầu An Hạ nối giữa hai huyện Hóc Môn và Củ Chi, con nước lớn tràn từ hướng sông Sài Gòn vào qua ngả rạch Tra có màu nâu đục. Nhưng ngược theo kênh An Hạ về phía Bình Chánh và theo kênh Thầy Cai về phía Củ Chi, dòng nước bị đuổi dồn quánh lại một màu đen như mực.

Ông Ba Ễnh - một lão nông ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi - giảng giải cho chúng tôi bằng kinh nghiệm của mình: "Khu này đất sét nên nước phải đục như sữa hoặc trong vắt, chứ cái màu xanh nhớt này là màu bệnh hoạn đó chú, gặp lúa lúa chết, gặp cá cá phơi bụng liền".

Ngược xuống Bình Chánh, trở lại KCN Lê Minh Xuân, người dân nơi đây vẫn chưa hết hoang mang về tình trạng cây cỏ bạc màu vì nước thải công nghiệp. Tuy đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng tại hầu hết các cống xả, dòng nước đổ ra đều chung một màu đen sánh, tanh tưởi. Một số cống xả gần khu vực trạm biến áp, phía ấp 7, xã Lê Minh Xuân, mặt nước còn có cả váng dầu.

Nghe chúng tôi hỏi về những con kênh xung quanh KCN, người dân ai cũng lắc đầu bảo "nó chết lâu rồi".

Ngược về phía Bình Chánh là hai KCN Xuyên Á và Đức Hòa 1. Trong đó KCN Đức Hòa 1 r

ộng 274,23ha và KCN Xuyên Á 481ha. Theo cơ quan chức năng tỉnh Long An, hai KCN này có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhưng theo phản ảnh của người dân và ghi nhận thực tế của chúng tôi, nước thải từ hướng hai KCN này vẫn theo kênh rạch đổ vào kênh A (TP.HCM) và kênh Thầy Cai (giáp ranh Long An và TP.HCM). Chưa kể nước thải từ các KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân của TP.HCM đổ ra khiến các con kênh khu vực giáp ranh thường xuyên đen ngòm, hôi thối.

Ngược lên mạn Tây Ninh, đầu nguồn của hệ thống sông Vàm Cỏ, tại khu vực cách cống xả nước thải của KCN Trảng Bàng khoảng 2km, người dân vô cùng lo lắng về dòng nước đen ở đây. Nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực cầu ấp Bình Tranh (thị trấn Trảng Bàng) nói "lúc nước kiệt, mùi hôi thối bốc lên không thể tả nổi".

Ngày 5-8, chúng tôi lần theo các con kênh từ xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi ngược lên huyện Trảng Bàng, Tây Ninh - nơi có ba KCN Linh Trung 3, Trảng Bàng và Gia Bình đã và đang hình thành. Do nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 5.000m3/ngày đêm của KCN Trảng Bàng mới khởi công cuối tháng bảy nên nước thải sau khi lắng ở hồ chứa cứ chảy thẳng qua cống Lồ Ồ, ra rạch Bưng Bàng, rồi theo rạch Cầu Quan một hướng đổ ra sông Vàm Cỏ, một hướng xuôi về kênh Thầy Cai vào địa phận TP.HCM.

Nghiêm trọng nhất là trường hợp nước thải của các KCN từ Bình Dương tràn về TP.HCM qua ngả kênh Ba Bò. Theo Sở Tài nguyên - môi trường (TNMT) TP.HCM, có đến ba tuyến thoát nước từ các KCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 và Đồng An đổ vào kênh Ba Bò với tổng lưu lượng lên tới gần 10.000m3/ngày.

Từ năm 2006, lãnh đạo UBND và sở TNMT hai địa phương đã nhiều lần làm việc bàn cách xử lý nguồn ô nhiễm liên tỉnh này. Tại buổi làm việc ngày 12-8, bà Trần Thị Kim Vân - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết đã kiểm tra và yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp phải đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung ngay trong tháng chín, nếu không chấp hành sẽ bị rút giấy phép hoạt động.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cũng thống nhất với phương án xây một hồ điều tiết sức chứa 250.000m3 phía thượng nguồn và cải tạo mở rộng kênh Ba Bò để phục vụ thoát nước và chỉnh trang đô thị dọc bờ kênh đoạn hạ lưu chảy qua quận Thủ Đức. Trong đó, ngân sách TP.HCM sẽ chi trả toàn bộ kinh phí xây dựng kênh và bồi thường giải tỏa trên địa bàn hai tỉnh.

Nếu các dòng sông cùng "bệnh"

Nếu các dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai "trở bệnh", chất lượng nước suy giảm thì khu vực nào sẽ gánh chịu ảnh hưởng nhiều nhất? PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM - khẳng định một trong những giá trị lớn nhất của sông Đồng Nai là cung cấp nước sạch cho hoạt động công nghiệp, đô thị, dân cư... Theo ông, những nơi sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai nhiều nhất là TP.HCM, Đồng Nai.

Tương tự, với sông Sài Gòn có ba địa phương khai thác nguồn nước sông này là TP.HCM, Bình Dương và Tây Ninh. Nhưng nơi sử dụng nước sông Sài Gòn cho mục đích cấp nước nhiều vẫn là TP.HCM. Nếu sông này bị ô nhiễm, TP.HCM sẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều hơn cả...

Xem xét chuỗi số liệu quan trắc chất lượng nước trên hai sông Đồng Nai và Sài Gòn liên tục từ năm 2004 đến sáu tháng đầu năm 2008, ông Nguyễn Đinh Tuấn nhận định các chỉ tiêu cơ bản để kiểm soát ô nhiễm ở hai sông này vẫn còn trong giới hạn cho phép.

Nhưng ông Tuấn đặc biệt lưu ý "diễn biến ô nhiễm có xu hướng tăng trong những năm qua". Một vài chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm gia tăng như các vi sinh vật gây bệnh, dầu mỡ… đều vượt hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, chất lượng nước sông Sài Gòn kém hơn chất lượng nước sông Đồng Nai, đồng thời diễn biến cũng phức tạp hơn. Tại trạm Phú Cường trên sông Sài Gòn, một số chỉ tiêu COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh học)... "tuy nằm trong tiêu chuẩn cho phép nhưng có sự gia tăng liên tục" - ông Tuấn nhận định.

Có thể dự báo diễn biến chất lượng nước, mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn và Đồng Nai trong thời gian tới? Ông Tuấn nói rất khó đưa ra những dự báo về vấn đề này, cho dù đó là những nhận định mang tính tương đối. Theo giải thích của ông Tuấn, việc có kiểm soát, phòng ngừa, khống chế được ô nhiễm hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầu tư và các chương trình hành động, đặc biệt là sự đối xử cũng như nhận thức được tầm quan trọng đối với nguồn nước ở đây đến mức độ nào.

Lo ngại sông Vàm Cỏ… "trở bệnh"

NFl1JsAr.jpgPhóng to
Nhà xưởng của Công ty TNHH thực phẩm quốc tế An Nam xây dựng sát bờ sông Vàm Cỏ Tây. Các ống thoát nước thải, nước mưa... đâm ra dòng sông này. Cuối tháng 5-2008, công ty bị lập biên bản xả nước thải không qua xử lý ra sông và bị phạt 13 triệu đồng - Ảnh: Q.THANH
Trên dòng Vàm Cỏ Đông, người dân nhiều lần phản ảnh hoạt động sản xuất cồn của Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa (thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An) gây ô nhiễm nước ở dòng sông này. Cộng đồng dân cư ở đây hết sức lo ngại cho dòng sông vốn "khỏe mạnh" này có thể bị "lâm bệnh" vì ô nhiễm như nhiều dòng sông khác ở các tỉnh, thành lân cận.

Trước nguy cơ ô nhiễm phát tán trên sông, UBND tỉnh Long An đã đình chỉ hoạt động sản xuất cồn của công ty nói trên cho đến khi hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên theo Sở TNMT tỉnh Long An, công ty đã xin hoạt động lại nhà máy sản xuất cồn để lấy nước thải sau xử lý sinh học tưới cho cây mía, theo ý kiến đồng ý cho thử nghiệm của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Trong khi đó, dọc sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt đầu mọc lên các nhà máy quy mô thuộc những ngành nghề "nhạy cảm" về môi trường như sản xuất giấy, thực phẩm…

Bài cuối:Xử lý sai phạm: quá đau đầu!

Tin bài liên quan

Chính phủ yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Thị VảiThống nhất giải quyết nhanh tình trạng ô nhiễm ở kênh Ba BòLàm gì với kênh Ba Bò?Chuyện ở kênh Ba BòSức khỏe giảm sút nhanh vì ô nhiễmBài cuối: Những "ông lớn"... gây tai họaBài 3: Nước đen... bao vây TP.HCMTrồng rau muống bằng nước… “đen”4 năm còn nằm... trên giấy!Ô nhiễm ở kênh ba bò (TP.HCM): Sự thật khủng khiếp!

N.TRIỀU - Q.THANH - Q.KHẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên