08/03/2006 14:16 GMT+7

Tăng nguyên hồng cầu ở trẻ sơ sinh: ít gặp nhưng nguy hiểm

Theo Sức khỏe & đời sống
Theo Sức khỏe & đời sống

Hội chứng tăng nguyên hồng cầu phần nhiều gặp ở bào thai, trẻ sơ sinh ở những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và khó chữa do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu (99,92%), còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm.

UssiW6oB.jpgPhóng to
Tế bào Rh âm ở người mẹ và tế bào Rh dương ở bào thai
Hội chứng tăng nguyên hồng cầu phần nhiều gặp ở bào thai, trẻ sơ sinh ở những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và khó chữa do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu (99,92%), còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm.

Đối với người mẹ trong máu có Rh âm thì bào thai đầu tiên trong máu sẽ có kháng nguyên Rh dương do được di truyền từ người cha (trong máu người cha có kháng nguyên Rh dương), nhưng khi cơ thể người mẹ không sản xuất đủ lượng kháng thể khuếch tán vào máu bào thai gây ngưng kết hồng cầu bào thai.

Khoảng 3% bào thai thứ hai trong máu có kháng nguyên Rh dương có triệu chứng tăng nguyên hồng cầu. Khoảng 10% bào thai thứ ba trong máu có kháng nguyên Rh dương mắc bệnh tăng nguyên hồng cầu và cao hơn những bào thai sau. Nhưng khi sinh một đứa con mắc bệnh tăng nguyên hồng cầu thì không có nghĩa là đứa con sau cũng mắc căn bệnh này.

Biểu hiện của hội chứng tăng nguyên hồng cầu

Biểu hiện chủ yếu của hội chứng này là thiếu máu, vàng da và tăng nguyên hồng cầu. Các kháng thể Rh âm của người mẹ vẫn lưu hành trong máu trẻ từ 1-2 tháng sau sinh và tiếp tục phá hủy chính hồng cầu của trẻ. Gan, lách của trẻ to, trẻ dễ tử vong do thiếu máu nặng. Một số trẻ còn sống lại bị suy giảm trí tuệ, bị tổn thương vùng vận động của vỏ não do kết tủa của billirubin trong các nơron và phá hủy các nơron này (còn gọi là bệnh vàng da nhân).

Phòng tránh bệnh

Để phòng tránh hội chứng này một cách hiệu quả, trước khi kết hôn, nam, nữ cần đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết phát hiện yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng tăng nguyên hồng cầu này, đặc biệt là tìm kháng nguyên Rh...

Điều trị

Khi trẻ mắc hội chứng này, trẻ cần được thay thế máu, nhất là với trẻ sơ sinh. Truyền máu cho trẻ bị tăng nguyên hồng cầu 400ml máu kháng nguyên Rh dương trong vòng từ 1 giờ 30 - 2 giờ và lấy máu trẻ có kháng nguyên Rh âm ra. Có thể nhắc lại liệu pháp này trong tuần đầu sau khi sinh vài lần, chủ yếu giữ cho nồng độ billirubin không tăng và ngăn ngừa chứng vàng da nhân. Một thời gian sau những hồng cầu Rh dương truyền vào được thay thế bằng hồng cầu có kháng nguyên Rh dương của chính đứa trẻ sản sinh ra.

Theo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên