27/02/2011 07:25 GMT+7

Tăng giá điện kèm với hỗ trợ người nghèo

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TT - Ngày 26-2, Bộ Công thương họp báo công bố giá điện năm 2011 và tình hình cung ứng điện mùa khô 2011. Bộ Công thương nêu bốn lý do tăng giá và cho biết chỉ có thể đáp ứng cơ bản điện nếu tăng nhu cầu điện dưới 15%...

* Người thuê nhà có thể dùng thẻ trả trước tiền điện

Xem bản tin tiếng Anh

Theo Bộ Công thương, mức tăng giá 15,3% (làm tròn từ 15,28%) chỉ khiến giá bán điện bình quân năm 2011 tăng 165đ/kWh.

138bU9tM.jpgPhóng to
Biểu giá điện bán lẻ dùng cho sinh hoạt ((*) chỉ dành cho người thu nhập thấp) - Đồ họa: Như Khanh

Tái khẳng định đối tượng thứ nhất là người thu nhập thấp sẽ phải đăng ký nếu muốn được hưởng giá điện 50kWh đầu (bằng 80% giá điện bình quân 1.242đ/kWh). Với đối tượng thứ hai là người nghèo, Bộ Công thương tính toán với mức hỗ trợ trực tiếp 30.000đ/tháng, mỗi tháng dùng hết 50kWh thì thực tế người nghèo chỉ phải trả 20.000đ tiền điện. Bộ Công thương cho rằng như vậy Nhà nước đã hỗ trợ người nghèo tới 60% tiền điện và giá bán lẻ cho đối tượng này chỉ khoảng 400đ/kWh.

Giá điện bình quân tăng 15,3% nhưng giá điện sản xuất chỉ tăng bình quân 12% nên Bộ Công thương cho rằng giá điện mới chỉ làm tăng giá thành các ngành khá thấp, từ 0,01-1,33%. Với các ngành dùng nhiều điện như thép, ximăng, giá thành sẽ bị đội lên từ 0,38-1,33%.

Dùng đến 200kWh/tháng: phải trả thêm 39.000đ

Theo tính toán của Bộ Công thương, các hộ đang tiêu thụ khoảng 100kWh/tháng: số tiền phải trả thêm do tăng giá điện là 32.000đ.

Với hộ dùng 200kWh/tháng: số tiền phải trả thêm là 39.000đ.

Với hộ dùng 300kWh/tháng: số tiền phải trả thêm là 45.000đ.

Với hộ dùng 400kWh/tháng: số tiền phải trả thêm là 52.000đ.

Lãnh đạo Bộ Công thương và EVN đã trả lời báo chí

* Bỏ bao cấp toàn dân 50kWh đầu sẽ giúp bỏ bao cấp tràn lan được bao nhiêu, hay nói cách khác EVN sẽ thu được thêm bao nhiêu? Tổng số tiền người nghèo được hỗ trợ bao nhiêu?

- Ông Hoàng Quốc Vượng (thứ trưởng Bộ Công thương): Việc bỏ bao cấp toàn dân 50kWh đầu sẽ giúp tránh trợ cấp nhầm cho người giàu, người không phải thu nhập thấp khoảng 4.000 tỉ đồng/năm. Còn trợ cấp người nghèo, trên địa bàn cả nước hiện có 3,2 triệu hộ nghèo theo tiêu chí của Thủ tướng (ở nông thôn thu nhập dưới 400.000đ/tháng, thành thị dưới 500.000đ/tháng). Với việc hỗ trợ giá điện 30.000đ/tháng/hộ, mỗi năm Nhà nước sẽ chi 1.120 tỉ đồng. Trong quyết định tăng giá điện, tiền hỗ trợ được lấy từ tiền bán điện của EVN. Tuy nhiên, ngành điện khó khăn nên Thủ tướng đang cân nhắc lấy tiền trực tiếp từ ngân sách.

* Nói tăng giá để khuyến khích tiết kiệm điện, nhưng 400kWh trở lên lại không chịu mức bậc thang nào cao hơn. Lãnh đạo EVN đã nói có nhiều người dùng hết 30 triệu đồng/tháng tiền điện. Tại sao bỏ qua đối tượng này?

- Theo tính toán của chúng tôi, số dùng trên 400kWh/tháng chỉ chiếm khoảng 2%. Giá điện cho mức trên 400kWh đã tương đối cao nên chúng tôi không tiếp tục làm bậc thang cao hơn nữa.

* Tăng giá điện một phần vì EVN quá lỗ. Ông có thể công bố số liệu cụ thể xem EVN lỗ vì cái gì, có chính đáng chưa và có tránh được không?

- Với giá điện năm 2010, tình hình tài chính của EVN khó khăn vì EVN đã phải huy động nhiều nhà máy chạy dầu (giá có thể lên trên 5.000đ/kWh - PV). Chúng tôi khẳng định EVN thật sự lỗ. Khoản lỗ đó lên đến nhiều ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, chưa thể nói số chính xác vì chưa có kiểm toán. Con số và những vấn đề cụ thể sẽ công bố sau khi có kết quả kiểm toán. Nếu muốn EVN hết lỗ và khó khăn, phải tăng giá điện năm 2011 trên 60%. Tăng 15,28% thì EVN vẫn chưa giải quyết được khó khăn cơ bản.

* Theo Bộ Tài chính, năm 2011 còn có thể tăng giá điện nếu Thủ tướng duyệt cơ chế điều chỉnh giá điện tự động theo thông số đầu vào. Xin ông trả lời chính thức có thể điều chỉnh giá điện trong năm 2011 lần nữa?

- Ông Hoàng Quốc Vượng: Chúng ta vừa có quyết định tăng giá xong, nên thời điểm này chưa ai nói được năm 2011 có tăng giá nữa hay không. Năm 2011, giá điện có tăng lần hai hay không Chính phủ sẽ cân nhắc kỹ. Chắc chắn quyết định này sẽ được xem xét thận trọng để phù hợp với chủ trương kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

* Bộ Công thương quy định công nhân, sinh viên thuê nhà trọ cũng được hưởng ưu đãi 50kWh đầu. Nhưng thực hiện năm 2010 chưa tốt, cần làm gì để giúp người nghèo?

- Ông Phạm Mạnh Thắng (cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương): Chúng ta có cho phép những người thuê trọ được đăng ký làm một côngtơ riêng để hưởng giá điện ưu đãi 50kWh đầu. Về mặt pháp lý, người ký hợp đồng là chủ nhà chứ không phải người thuê. Hơn nữa, người thuê nhà ký thì ngành điện cũng phải có ràng buộc để không bị thất thu. Số người thuê nhà được ký trực tiếp không nhiều. Năm nay chúng tôi chuẩn bị thí điểm giải pháp kỹ thuật là sử dụng côngtơ thẻ trả trước. Nghĩa là người thuê nhà có thể mua thẻ trả trước để lắp vào côngtơ. Cách dùng giống như nạp thẻ trả trước cho điện thoại di động. Chỉ cần mua thẻ lắp vào côngtơ thì người thuê nhà có thể trả trực tiếp tiền điện theo quy định mà không phải qua chủ nhà trọ.

* Năm 2010 thiếu 1,3 tỉ kWh điện đã khiến lao đao. Năm 2011 điện sẽ thiếu trên 2 tỉ kWh?

- Năm 2010 phải cắt điện chủ yếu vì thủy điện không có nước. Năm nay vẫn hạn hán khốc liệt. Theo tính toán trên, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng khoảng 18%, tổng cầu điện cho mùa khô 2011 khoảng 56 tỉ kWh, trong khi khả năng huy động chỉ 54 tỉ kWh. Như vậy sẽ thiếu trên 2 tỉ kWh. Nhưng hai tháng mùa khô qua, chúng tôi nhìn lại thì thấy tốc độ tăng nhu cầu chỉ khoảng 12,9%, thấp hơn dự tính. Nên lượng điện thiếu sẽ không đến 2 tỉ mà chỉ gần 1,7 tỉ kWh. Còn bốn tháng mùa khô nữa, chúng tôi sẽ đảm bảo được cơ bản nhu cầu điện nếu tốc độ tăng cầu thấp hơn 15%. Nếu tiết kiệm điện hiệu quả, thời tiết thuận, nguồn cung mới tăng, cầu giảm đi thì khả năng không tiết giảm hi vọng sẽ xảy ra.

* Phải đẩy nhanh tiến độ nhà máy điện hiện nay như thế nào để tránh thiếu điện? Làm gì để giảm cắt điện gây bức xúc sau khi tăng giá điện?

- Bộ Công thương đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra các dự án nguồn điện để đẩy nhanh tiến độ. Chúng tôi rà soát và thấy có tám tổ máy hoàn toàn có thể cung ứng thêm điện trong năm 2011, như tổ máy 2 nhiệt điện Nhơn Trạch, tổ 2 thủy điện Sơn La, tổ 2 thủy điện Sông Tranh, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3... Năm 2011 chắc chắn các nguồn trên sẽ hòa lưới. Chúng tôi đang cố đẩy nhanh tiến độ để chúng vào hoạt động càng sớm càng tốt.

Để tránh bức xúc, Bộ Công thương đã yêu cầu UBND các tỉnh sớm phê duyệt kế hoạch cung ứng điện. Chúng tôi đã yêu cầu các sở công thương tăng cường giám sát để ngành điện huy động tối đa công suất và cắt điện đúng quy định.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang năm 2009, 2010, 2011

Nấc<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bậc thang

Giá bán điện (VND/kWh)

năm 2009

năm 2010

năm 2011

1

Cho 50 kWh đầu tiên

600

600

993,6

2

Cho kWh từ 51-100

865

1.004

1.242,0

3

Cho kWh từ 101-150

1.135

1.214

1.316,5

4

Cho kWh từ 151-200

1.495

1.594

1.664,2

5

Cho kWh từ 201-300

1.620

1.722

1.800,9

6

Cho kWh từ 301-400

1.740

1.844

1.925,0

7

Cho kWh từ 401 trở lên

1.790

1.890

1.974,7

Ông Phạm Mạnh Thắng (cục trưởng Cục Điều tiết điện lực):

- Năm 2010 chúng ta chỉ thiếu khoảng 1,3 tỉ kWh điện nhưng cắt điện đã gây ra bức xúc vì chủ yếu cắt điện sinh hoạt, điện nông thôn. Cách cắt điện năm nay sẽ khác. Thứ nhất, năm nay sẽ không chỉ cắt điện sinh hoạt mà Thủ tướng đã có chỉ đạo các ngành sản xuất dùng nhiều năng lượng nhưng không nhiều hiệu quả cũng sẽ phải cắt. Bộ Công thương đã chỉ thị chúng tôi tinh thần này. Thứ hai, năm trước ta cho các nhà máy tự lập kế hoạch nghỉ các ngày trong tuần để giảm điện tiêu thụ. Năm nay cơ quan chức năng sẽ tính mỗi ngày tổng cung điện bao nhiêu, sẽ tự lập kế hoạch và yêu cầu các nhà máy nghỉ đúng ngày trong lịch. Nhu cầu vì thế sẽ không dồn cục và điện sinh hoạt sẽ bớt thiếu hơn.

* Khả năng tăng giá điện nhiều lần trong năm là thế nào, thưa ông?

- Tôi cho rằng tăng giá điện nhiều lần trong năm là hợp lý. Điện cũng như nhiều mặt hàng khác, khi giá đầu vào tăng thì nó cũng phải tăng.

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, có bốn lý do chính phải tăng giá điện. Thứ nhất, giá điện VN đang thấp một cách không hợp lý. Nhiều năm kiềm chế nên tình hình tài chính của EVN năm 2010 rất khó khăn. Thứ hai, việc tăng giá là theo lộ trình đưa giá điện tiến tới mức hợp lý để nhà đầu tư quan tâm, thế mới có hi vọng ngày nào đó không thiếu điện. Thứ ba, giá điện đang thấp hơn giá thành khiến nhiều doanh nghiệp không quan tâm đổi mới công nghệ, thậm chí đưa công nghệ tốn năng lượng, ô nhiễm vào VN. Thứ tư, với giá điện điều chỉnh hợp lý, việc sử dụng năng lượng từ hộ gia đình đến cơ quan, nhà máy hiệu quả hơn. Trong các lý do trên, theo ông Vượng, đúng là một trong những lý do quan trọng là tăng giá để làm lành mạnh hơn tình hình tài chính của EVN. Nhưng với mức này, EVN vẫn có nguy cơ bị lỗ.

CẦM VĂN KÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên