22/09/2004 21:22 GMT+7

Tâm sự của "phong bì chạy"

VŨ TRẦN ĐẠI (Thái Bình)
VŨ TRẦN ĐẠI (Thái Bình)

TTC - Cha mẹ của Phong Bì tôi sinh hạ được hai con. Anh tôi tên là Phong Bì Thư, còn tôi ra đời sau nên bị người ta nhét tiền vào bụng trong những cuộc “chạy”, nên bố mẹ tôi đặt cho cái tên có phần vất vả: Phong Bì Chạy.

fU396F84.jpgPhóng to
TTC - Cha mẹ của Phong Bì tôi sinh hạ được hai con. Anh tôi tên là Phong Bì Thư, còn tôi ra đời sau nên bị người ta nhét tiền vào bụng trong những cuộc “chạy”, nên bố mẹ tôi đặt cho cái tên có phần vất vả: Phong Bì Chạy.

Thú thực với các bác, đến bây giờ, tôi cũng chẳng thể nhớ nổi mình đã phải “chạy” bao nhiêu cuộc, và ở những nơi nào. Cái sự “chạy” bây giờ ngày càng ghê gớm, khiến cái bụng của Phong Bì Chạy tôi phệ ra như một cái thúng. Người ta mang tôi “chạy” cùng trong những cuộc tỉ thí vào trường chuyên lớp chọn, vào đại học cho đến vào cơ quan; từ chạy dự án, chạy chức cho đến chạy tội...

Dường như “chạy” không phải là việc của riêng ai; bởi gần đây tôi biết, có nơi, đích thân học sinh phải học cách “chạy” cùng tôi... đến nhà thầy. Nhiều khi người ta còn tranh thủ đám ma, đám cưới... để đưa tôi “chạy” cùng tới nhà “sếp Đích”.

Phận Phong Bì Chạy tôi khổ sở lắm, người ta đặt đâu tôi phải nằm nguyên đó. Sau khi rút ruột, người ta chẳng ngại ngần gì mà không cho tôi vào sọt rác. Đúng là vắt chanh rồi bỏ vỏ! Điều lạ lùng là bụng Phong Bì Chạy tôi càng to thì đến nhà “sếp Đích” càng nhanh, làm cho “sếp” sướng ra mặt mỗi khi đưa tay ra “bắt tay” tôi.

Các “sếp” nhà ta có vẻ rất nhiệt tình với sự “văn miêng” tay bắt, mặt mừng này! Cứ đà này, ít lâu nữa, các nhà sản xuất phong bì cần phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh. Tôi phải “chạy” ở nhiều nơi, nhưng ít nơi nào tôi phải “chạy” mệt như ở ta các bác ạ!

O145yHuU.jpgPhóng to
Mấy năm qua công ty vệ sinh môi trường thành phố quê tôi đã đập bỏ được hàng chục nhà vệ sinh hố xí thùng công cộng trong ngõ phố, với lý do không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan đô thị.

Cứ nghĩ đập bỏ cái cũ công ty sẽ xây cái mới thay thế. Nhưng không, trong từng ấy điểm hố xí đập bỏ, cái nào “ngon xơi” nhất đều được công ty cải tạo xây thành nhà ở phân chia nhau. Cái nào khó “ăn” mới được cải tạo hoặc nâng cấp thành hố xí tự hoại. Nhưng khi làm xong, chất lượng chẳng cải thiện hơn là bao.

Thế mới biết, cái gì có lợi thì tìm đủ mọi lý do, mọi cơ hội lợi dụng triệt để. Còn cái gì không “nhắn” được thì làm qua quýt cho xong chuyện.

Đúng là vệ sinh môi trường nhưng chắc gì đã sạch sẽ!

VŨ TRẦN ĐẠI (Thái Bình)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên