06/09/2017 19:42 GMT+7

Tại sao các tin đồn thất thiệt lại dễ lan truyền trên Facebook như vậy?

PHI DŨNG
PHI DŨNG

TTO - Làm thế nào để chúng ta có thể chống lại những tin đồn thất thiệt gây lây nhiễm thông tin và hệ thống của mình?

Tại sao các tin đồn thất thiệt lại dễ lan truyền trên Facebook như vậy? - Ảnh 1.

Chất xúc tác quan trọng nhất của tin đồn thất thiệt là thông tin những kẻ tấn công nhắm tới đối tượng - một nhiệm vụ dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng thông tin hiện đang gây sốt cùng với dữ liệu khách hàng mà các công ty quảng cáo thu thập. Nguồn: Reuters.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng dù được trang bị đầy đủ các kỹ thuật sàng lọc, cập nhật hay nâng cao ý thức về an ninh mạng thì bản chất của các mạng truyền thông xã hội vẫn nghiễm nhiên làm tổn hại đến chúng ta.

Sự lan rộng có chủ đích của những tin tức sai trái đã được ghi nhận với loạt sự kiện hoành tráng như Brexit và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm ngoái. Các công ty công nghệ như Alphabet, Google và Facebook đã cố gắng tìm cách để loại bỏ các tin tức này hoặc ít nhất là giúp người dùng nhận ra nó.

Không giống như virus thông thường, tin đồn thất thiệt không lây nhiễm cho người dùng một cách ngẫu nhiên. Nhờ lượng thông tin đồ sộ có sẵn trên các phương tiện truyền thông xã hội, những kẻ tấn công nhắm mục tiêu đến các nạn nhân tò mò và có nguy cơ lây lan nhiều nhất.

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng Christoph Aymanns, Jakob Foerster và Co-Pierre Georg cho biết những kẻ tấn công sử dụng các thuật toán mới, kiểm tra cách thức thu hút mọi người đọc tin và tìm cách xác định những yếu tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy lan truyền tin đồn thất thiệt,

Chất xúc tác quan trọng nhất của tin đồn thất thiệt là thông tin những kẻ tấn công nhắm tới đối tượng - một nhiệm vụ dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng thông tin hiện đang gây sốt cùng với dữ liệu khách hàng mà các công ty quảng cáo thu thập. 

Đầu tiên, những người có tên trong dữ liệu khách hàng sẽ nhận được thông tin, họ chia sẻ hoặc bình luận về tin tức đó, lan truyền cho người khác thông qua Twitter hoặc Facebook. Các câu chuyện sai lệch bắt đầu lan rộng hơn.

Do đó, những người có thói quen lướt mạng xã hội sẽ dễ dàng thấy tin tức, vô tình bấm vào vì tò mò và cũng vì thế mà vô tình thiết kế nên một môi trường truyền thông xã hội đầy rẫy tin đồn thất thiệt ẩn chứa mục đích lây nhiễm phần mềm độc hại. Nếu như không lây lan mã độc thì điều này cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tập trung vào quảng cáo sản phẩm nhờ các phương tiện truyền thông xã hội.

Aymann cho biết thêm, các mạng xã hội có thể chống lại tin tức giả mạo bằng cách ngăn các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu người dùng. Việc nhận thức rộng rãi về tin đồn thất thiệt sẽ giúp người dùng tỉnh táo hơn, không còn dễ bị thu hút bởi các bài báo giật tít giật gân nữa. 

Nhưng điều này là không thể, bởi vì vấn đề còn nằm ở người dùng. Nếu người dùng thật sự tò mò và click vào thì dù có phương pháp phòng tránh nào cũng không có kết quả.

Nói cách khác, tin đồn thất thiệt giống như một tác nhân truyền nhiễm. Bạn có thể giúp người dùng hạn chế tránh khỏi nhưng không phải là một biện pháp phòng ngừa toàn diện. - Bloomberg


PHI DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên