Phóng to |
Đáy sông thường có màu xanh xám, do vậy cá hồi sông có màu lục nhạt tái trên lưng giúp nó rất khó bị chim săn mồi nhìn thấy.
Còn bụng của nó có màu trắng để lẫn với ánh sáng mặt trời, khiến kẻ thù bơi phía dưới không nhìn thấy. Tương tự với cá ở vùng biển lạnh do môi trường mờ đục! Cá biển nhiều màu sắc là loại sống ở vùng biển nóng và chúng thường sống gần các bãi san hô, có màu sắc rực rỡ.
Cá có ngủ không?
Khó nói vì cá không có mi mắt! Cá ngủ lúc đang mở mắt? Có thể lắm. Thật ra, tất cả tùy thuộc vào cái mà người ta gọi là giấc ngủ. Nếu ở giai đoạn không hoạt động, rõ ràng cá đang ngủ. Có ai không nhìn thấy cá đứng im bất động trong hồ kiếng? Sau nhiều nỗ lực, chúng còn tăng thời gian nghỉ ngơi này! Cá vẹt còn tạo ra một cái kén nước nhờn lúc nghỉ ngơi. Giống như chúng ta chui vào trong chăn vậy!
Cá có uống nước không?
Chỉ có cá biển mới bị khát nước. Tại sao? Mọi loại cá đều có cùng nồng độ muối trong máu (khoảng 9gr/lít). Cá sống ở nước ngọt, do đó có máu mặn hơn nước xung quanh. Thế là từ bên này nước sang bên kia (tế bào da và mạch máu) do chất lỏng không cùng độ mặn giống nhau. Đó là hiện tượng thẩm thấu: nước từ phía ít mặn hơn thấm qua màng để pha loãng với phía mặn hơn. Như vậy nước thấm liên tục vào cơ thể cá nước ngọt.
Muốn tránh bị hút hết muối, nó phải đẩy nước thừa ra để không thay đổi tỉ lệ muối trong máu của mình. Như thế nó chẳng cần uống nước. Còn cá biển? Ở đây là chuyện ngược lại: máu cá biển chứa ít muối hơn nước biển! Nước có khuynh hướng chạy ra ngoài, chủ yếu thông qua mang cá! Để giữ lại nước, cá biển không “tiểu tiện”, hoặc “tiểu” rất ít. Nhưng dù vậy nó vẫn bị mất nước rất nhiều. Giải pháp duy nhất: uống nước vào! Nhưng uống nước mặn nó lại đưa thêm muối vào cơ thể sao? May thay, nó có phân hóa tố do một loại tế bào đặc biệt tiết ra để loại bỏ muối thừa!
Các vụ thử hạt nhân ảnh hưởng đến khí hậu hay không?
Phóng to |
Sức mạnh của bom hạt nhân phải ít nhất là 10 triệu tấn TNT để bụi vụ nổ có thể lên cao tới 30km. Đây là độ cao cần có để bụi tồn tại và chặn đứng các tia sáng mặt trời. Điều này đã xảy ra ngày 27-8-1883, khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia phun gần 25 triệu tấn bụi lên cao 40km. Kết quả bụi mờ này làm giảm nhiệt độ trung bình 0,25°C trên toàn thế giới.
Khoảng 520 vụ nổ hạt nhân trên không trung từ năm 1945-1980 đều có sức mạnh dưới 10 triệu tấn TNT. Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, chỉ cần khoảng 1.000 quả bom nổ (trong tổng số 32.600 quả trên thế giới hiện nay) thì nhiệt độ giảm xuống khoảng 100C trong 10 năm.
Cá trích thông tin với nhau bằng... hậu môn?
Theo một nhóm ba nhà nghiên cứu người Anh và Canada, cá trích phát ra những loạt âm thanh từ hậu môn để thông tin với nhau! Giai điệu này diễn ra ban đêm nhưng lại không liên quan gì đến đánh rắm do chột bụng. Bằng chứng là khi qui tụ với nhau càng đông, chúng càng sủi ra nhiều bọt từ hậu môn!
Tại sao người ta không nhận ra giọng của mình trong băng thâu?
Phóng to |
Khi chúng ta nói, các sóng âm phát xuất từ thanh đới đến tai trong của chúng ta qua hai đường: vành tai ngoài đón nhận mọi âm thanh; xương hàm và xương sọ có nhiệm vụ dẫn sóng âm. Cả hai cách tiếp nhận âm thanh này phối hợp với nhau tạo ra một sắc giọng mà chỉ có chúng ta nhận biết mà thôi.
Các rung động của vòm họng có thể được một micro ở họng nhận bắt được, và micro này tạo ra một sắc giọng khác cho giọng của chúng ta. Hệ thống này gọi là micro họng, được sử dụng để giao tiếp trong tình huống ồn ào. Trong khi đó, loa nghe của ca sĩ lúc thâu băng được dùng để nghe âm nhạc. Nếu âm nhạc được phát trong phòng thu, nó sẽ được micro thu nhận. Với loa nghe, người ta chỉ ghi nhận giọng nói mà thôi. Và giọng sẽ cần được hòa trộn thêm một lần nữa.
Nước sôi rửa sạch hơn nước lạnh không?
Phóng to |
Trái đất sẽ ra sao nếu loài ong biến mất?
Phóng to |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận