Tài sản riêng hay tài sản chung?Cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng?Định đoạt tài sản được thừa kế riêng
Phóng to |
Bà Hoàng Thị Học với bao tài liệu mấy chục năm đi khiếu nại - Ảnh: T.L. |
Năm 1974, tôi về sống chung với ông Lương Minh Thắng, nguyên là thượng úy, phó phòng bảo vệ chính trị cơ quan Công an tỉnh Lạng Sơn. Ông Thắng góa vợ, có sáu người con, lớn 14 tuổi, nhỏ 3 tuổi. Do công việc nên ông thường công tác xa nhà, các con ông đều do mình tôi chăm sóc.
Tôi đã bán hai ngôi nhà và đất ở Bản Viền và Pàn Pè mà tôi có trước đó để lấy tiền mua đất và xây nhà ba tầng ở số 159 Trần Đăng Ninh (hiện là nhà số 227). Căn nhà này đã được UBND thị xã Lạng Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu mang tên tôi. Trong các giấy tờ, ông Thắng cũng thừa nhận trước khi sống với tôi ông không có nhà phải đi ở nhờ, chỉ có một xe đạp và một khẩu súng săn cùng đồ dùng cá nhân.
Ông Thắng thương tôi nhưng các con của ông thì bạc bẽo với tôi quá. Năm 1995, ông Thắng ốm nặng và viết di chúc có công chứng, trong đó ông và các con đều xác định toàn bộ nhà cửa là của tôi tạo lập. Di chúc ông viết tôi còn thuộc: “Bố chỉ ân hận các con không hiểu tâm lý của mẹ nên đôi khi có sự bất hòa trong gia đình. Các con nên hiểu rõ không có mẹ thì các con không có cuộc sống như ngày hôm nay... Còn ngôi nhà này khi bố không còn nữa, các con đã có nhà riêng rồi, để ngôi nhà này cho em Lợi và Lợi phải nuôi mẹ cho hết trách nhiệm. Công lao của mẹ đã ấp ủ em Lợi từ năm 8 tuổi cho đến nay. Các con không được coi ngôi nhà này là tài sản chung, không được đòi chia sẻ gây mất đoàn kết. Nếu Lợi không trông nom mẹ thì mẹ có quyền bán để nuôi thân già. Mẹ qua đời thì ai lo ma chay người đó được hưởng...”.
Năm 1995, khi tôi đã già không làm ra tiền, con của chồng tôi là Lương Minh Lợi đã ngược đãi tôi. Tôi bị đuổi ra ở căn nhà cấp 4 phía sau. Tôi đã làm đơn ra Tòa án nhân dân thị xã Lạng Sơn yêu cầu tòa án xác định tài sản này là của một mình tôi tạo lập. Ông Thắng trình bày ông có góp ít của, công khi xây nhà. Thế nhưng tòa đã tuyên chia đôi tài sản của tôi cho ông Thắng một nửa, trong khi tôi và ông Thắng không có hôn thú, tôi cũng chưa nhập tài sản riêng vào tài sản chung với ông Thắng.
Gần 20 năm nay tôi mang đơn kêu oan, đơn kêu cứu gửi khắp nơi nhưng các cấp đều trả lời không thuộc thẩm quyền và cũng đã hết thời hiệu. Tôi đến nhiều cơ quan ở Hà Nội ngồi nhẵn mặt. Nhiều người bảo tôi già rồi đi kiện làm gì, nhưng tôi uất quá! Nhà tôi tạo lập, nuôi con chồng rồi bị con chồng ngược đãi. Ông Thắng mất năm 2006. Phần đất tòa chia cho ông Thắng giờ Lợi hưởng. Trước đây Lợi đã viết cam kết ở ủy ban phường sẽ nuôi tôi mới được hưởng nhà. Tôi không có con, nghĩ trước sau gì nhà cũng là của Lợi, nhưng không ngờ lại bị ngược đãi như vậy.
Thương tích 21%, không có người bị truy tố Ngồi trong ngôi nhà cũ kỹ và lạnh lẽo, nước mắt của bà Hoàng Thị Học cứ rơi trong suốt câu chuyện. Cơ quan thi hành án đã xây một bức tường chia đôi ngôi nhà. Nửa nhà bên kia thành nhà ông Lương Minh Lợi, nửa bên này là nhà bà Học âm u, bếp củi nguội ngắt, cầu thang mọc đầy rêu... Bà Học cho biết nhiều lần bị ông Lợi đánh gây thương tích. Kết luận của tổ chức giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn nêu “bà Học bị chấn thương phần mềm trên cơ thể do vật tày bởi người khác tác động vào”. Kết quả giám định thương tật lần 1 là 21% và lần 2 là 11%. Thế nhưng dù bà Học đã có rất nhiều đơn cầu cứu, kiến nghị, Công an tỉnh Lạng Sơn vẫn không khởi tố vụ án. Theo biên bản trả lời của Công an tỉnh Lạng Sơn gửi bà Học, lý do không khởi tố là do ông Lương Minh Lợi không cố ý đánh bà Học gây thương tích, hai bên giằng co nhau nên bà Học bị ngã, thương tích 11% là do bà bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các thương tích trên người chỉ là nguyên nhân nhỏ dẫn đến tình trạng suy nhược! Chúng tôi gặp ông Lương Minh Lợi (Công an tỉnh Lạng Sơn), ông thừa nhận ông đã viết cam kết sẽ phụng dưỡng bà Học, nhưng sau đó giữa ông và bà Học có một số mâu thuẫn nên giờ hai mẹ con không qua lại với nhau. Ông Lợi cho biết: “Nếu không có việc xảy ra thì con nuôi mẹ là đương nhiên, có cam kết hay không cũng thế. Nhưng tính bà khó chịu nên mới sinh mâu thuẫn. Bây giờ danh chính ngôn thuận tôi thừa kế nhà của bố tôi chứ không liên quan tài sản gì của bà Học. Còn việc bà Học bị thương tích không phải do tôi đánh. Hôm đó gia đình tôi đang ăn cơm, bà Học đến chửi nên tôi kéo bà từ trong nhà ra đến cửa khoảng 3m thì bà Học va vô cái cửa sắt. Công an có khám thương tích nhưng sau đó mới về xác minh lại sự việc. Còn bà ở bên đó sau này bà mất thì tôi vẫn có trách nhiệm với bà...”. |
Diễn tiến vụ việc * Bản án sơ thẩm ngày 25-12-1996 của Tòa án nhân dân thị xã Lạng Sơn tuyên bà Học được sở hữu ngôi nhà ba tầng số 227 Trần Đăng Ninh và 1/2 ngôi nhà cấp 4 phía sau, ông Thắng chỉ được 1/2 ngôi nhà cấp 4 còn lại. Sau bản án sơ thẩm, bà Học và ông Thắng đều kháng cáo. * Bản án phúc thẩm ngày 4-3-1997 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định chia đôi tài sản cho ông Thắng và bà Học... * Ngày 6-10-1997, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy án để xử lại. * Ngày 20-12-1997, Tòa án nhân dân tối cao xử giám đốc thẩm xử bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. * Ngày 30-1-2013, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn) có bản kiến nghị đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Theo bản kiến nghị này, toàn bộ nhà đất tranh chấp là của bà Học. Bà Học chưa nhập vào khối tài sản chung với ông Thắng. Ông Thắng và con trai Lương Minh Lợi đã công nhận điều này trong chúc thư và bản cam kết có công chứng. Đơn khởi kiện từ cấp sơ thẩm bà Học không yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà bà Học yêu cầu tòa án xác định toàn bộ tài sản nhà đất là của bà Học. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cấp xét xử chưa xem xét, đánh giá đầy đủ các chứng cứ, yêu cầu nên quyền lợi của bà Học không được bảo vệ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận