18/03/2009 14:33 GMT+7

Tai nạn thảm khốc trên đèo Đại Ninh: Ai chịu trách nhiệm về con đường?

 H.HÀ - Pháp Luật TP.HCM
 H.HÀ - Pháp Luật TP.HCM

Vụ tai nạn đêm 13-3 xảy ra trên con đường công vụ phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đại Ninh. Thời gian qua, rất nhiều phương tiện sử dụng con đường này vì có thể rút ngắn khoảng cách trên 100 km từ TP Phan Thiết đi Đà Lạt. Vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm về sự an toàn của con đường chưa được bàn giao cho địa phương quản lý.

Hôm qua (17-3), đại diện tập đoàn EVN, cho biết con đường thuộc quản lý của Ban quản lý dự án thủy điện 6. Do đó, việc xác định trách nhiệm sẽ do ban quản lý này trả lời và hẹn sẽ có trả lời chính thức vào hôm nay (18-3).

zSRkx4jv.jpgPhóng to
Tại hiện trường ở vực sâu 200 m, chiếc xe bật tung nóc, chỉ còn toàn ghế trống...

Ông Trần Viết Ngãi, nguyên Phó Tổng Giám đốc EVN đã nghỉ hưu, cho biết con đường này do Ban quản lý dự án thủy điện 6 đầu tư khoảng 70% vốn, 30% còn lại là của địa phương. Ban quản lý dự án thủy điện không trực tiếp quản lý đường mà do địa phương quản lý nên cơ quan giao thông địa phương phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Tuy nhiên, theo bà Châu Thị Lê, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, thì đây là con đường công vụ phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Đại Ninh do Ban quản lý thủy điện 6 đầu tư xây dựng, tỉnh không hề góp vốn. Đến nay con đường này vẫn chưa được bàn giao cho cơ quan nào quản lý cả. Cách đây hai tháng, tỉnh có văn bản gửi Chính phủ và các bộ đề nghị xác định đơn vị chủ thể quản lý con đường để duy tu, bảo dưỡng nhưng đến nay chưa được trả lời. “Đây là con đường công vụ nên tỉnh chưa thể đưa vào danh mục các công trình được xuất kinh phí địa phương để duy tu, cắm biển báo” - bà cho biết.

Theo ông Ngô Quang Đảo, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ (Bộ GTVT), vụ việc này cần xác định rõ nguyên nhân tai nạn do lỗi của lái xe hay do đường. Nếu nguyên nhân tai nạn là do đường kém chất lượng thì trách nhiệm thuộc về người quản lý đoạn đường. Cụ thể là ban quản lý dự án đang sử dụng đường vào mục đích chuyên dụng, cho các xe chuyên dụng vào thủy điện, gọi là đường tránh tuyến. Ban quản lý chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, khai thác. Về nguyên tắc, ban quản lý phải bàn giao cho Sở GTVT để Sở đưa vào danh sách duy tu, bảo dưỡng, lắp biển báo và chịu trách nhiệm về sự an toàn khi cho dân sử dụng. Nếu không bàn giao thì ban quản lý phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Là đường chuyên dụng, ban quản lý có quyền xem xét đường có khả năng sử dụng phù hợp những mục đích nào, dành cho những loại xe nào. Nếu không phù hợp những loại xe dân sinh thì có quyền treo biển cấm.

Bà Châu Thị Lê cho biết ngay trong tuần này, bên cạnh việc tiếp tục có văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo việc bàn giao đơn vị chủ thể quản lý con đường, Sở sẽ đề nghị UBND tỉnh rà soát, cắm biển báo giao thông tạm thời trong lúc chờ chỉ đạo từ Chính phủ.

Tai nạn thảm khốc trên đèo Đại Ninh: Sức khỏe các nạn nhân phục hồi tốtTai nạn thảm khốc trên đèo Đại Ninh: 9 người Nga và 1 người Việt tử nạnXe du lịch rơi xuống vực, 10 người chết, 16 người bị thươngĐèo "tử thần" không nằm trong tầm kiểm soát ATGTVụ tai nạn thảm khốc trên đèo Đại Ninh: Đưa 14 người Nga bị thương về nước

 H.HÀ - Pháp Luật TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên