Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo nên enzym proteaza, có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Khuẩn lactic trong sữa chua giúp kích thích sự gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại.
Những vi khuẩn có lợi sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.
Bên cạnh công dụng được biết đến nhiều nhất là tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật, sữa chua còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến việc giữ dáng, giảm cân.
Ngoài ra, sữa chua cũng là một loại “thần dược” giúp chống lão hóa, nhờ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho da. Axit lactic trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc “mặt nạ tự nhiên” giúp da mịn màng, tươi trẻ. Đồng thời, các vi khuẩn lên men chua có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, kích thích quá trình làm lành da, giúp mau liền sẹo, tái tạo da mới.
Sữa chua có các chất probiotics và prebiotics có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột già. Probiotics và prebiotics có trong sữa chua có thể đem đến cho cơ thể những lợi ích sau:
- Ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cản chúng bám vào thành ruột.
- Giúp cho những người bị chứng không dung nạp đường lactose thì probiotic sẽ giúp họ tiêu hóa chất đường này được dễ dàng hơn.
- Điều hòa hệ miễn dịch.
- Ngăn ngừa ung thư ruột.
- Giảm cholesterrol trong máu.
Đặc biệt, khuẩn Lactobacilli trong sữa chua có thể giảm nguy cơ tử vong ở nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, làm tăng cường vai trò của hệ thống miễn dịch trong cơ thể nhưng cần lưu ý khi ăn sữa chua:
- Không nên ăn sữa chua và uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh cùng một lúc vì như vậy các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Sau khi uống thuốc 2-3 giờ mới nên ăn sữa chua.
- Không nên đun nóng sữa chua lên rồi mới ăn vì như vậy làm mất đi tác dụng hữu ích (vì vi khuẩn có lợi trong sữa chua sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 35 độ C) và hương vị ngon lành của sữa chua.
- Không nên ăn lúc đói: độ PH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên. Khi đói dịch vị trong dạ dày có độ PH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại; tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 1-2 giờ sau khi ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận