10/09/2003 10:13 GMT+7

"Sự thật rùng mình!", cái gì đang níu kéo chúng ta?

NGUYỄN TRỌNG DI<BR>
NGUYỄN TRỌNG DI

TT - Thấy gì qua bảng thống kê điểm thi vào 141 trường đại học năm 2003 (Một lần nữa lại phải rùng mình!, Tuổi Trẻ ngày 4-9)? Có năm ý kiến phát biểu của năm vị tiến sĩ, mỗi người nhìn theo một cách riêng, nói rõ về trình độ giáo viên, về cách đánh giá học sinh, về cách dạy, cách học, cách thi, về phân tích kết quả theo thống kê, về mặt quản lý giáo dục..., cũng tức là về nhiều mặt quan trọng của hoạt động trong lĩnh vực rộng lớn này.

zkwNATr6.jpgPhóng to
TT - Thấy gì qua bảng thống kê điểm thi vào 141 trường đại học năm 2003 (Một lần nữa lại phải rùng mình!, Tuổi Trẻ ngày 4-9)? Có năm ý kiến phát biểu của năm vị tiến sĩ, mỗi người nhìn theo một cách riêng, nói rõ về trình độ giáo viên, về cách đánh giá học sinh, về cách dạy, cách học, cách thi, về phân tích kết quả theo thống kê, về mặt quản lý giáo dục..., cũng tức là về nhiều mặt quan trọng của hoạt động trong lĩnh vực rộng lớn này.

Tất nhiên người đọc hiểu rằng trong khuôn khổ một trang báo không thể đáp ứng được chi tiết cho mọi câu hỏi nảy sinh từ một vấn đề lớn và có lẽ còn nhiều ý kiến khác nhau này, nhưng kết quả là cũng đã có đủ những điều cần thiết cho ta suy nghĩ để tự rút ra kết luận cho mình. Bởi, không phải chỉ nói chung về dạy học, về những mặt yếu kém mà có cả những phân tích số liệu thống kê theo cách đánh giá định lượng trong giáo dục.

Bản thân sự lặp lại trong các kết quả thống kê qua hai năm thi liên tiếp cũng cho thấy một cách khá rõ về trình độ kiến thức của học sinh phổ thông hiện nay và khiến những ai hoài nghi nhất cũng phải nhận ra một điều: quả nhiên là chất lượng dạy và học của ta còn kém, nếu không muốn nói là kém lắm, khi ta nghĩ đến kỳ vọng của xã hội vào giáo dục.

Về nguyên nhân, đúng hơn là về những nguyên nhân, thì lại có thể thấy rằng chúng nằm trong hầu hết các địa hạt quen thuộc của việc dạy và học hiện nay, mà nguyên nhân nào cũng là thật, đang chi phối mạnh mẽ, khiến chất lượng của dạy và học đang ở mức thấp và cũng đều đòi hỏi phải chấn chỉnh, sửa đổi.

Và nếu nhìn theo hệ thống thì lại thấy rằng chúng không hề riêng biệt mà liên thông, chi phối lẫn nhau, cả về các mặt thực hành giáo dục lẫn quản lý giáo dục, không phải chỉ ở một trường, một quận, huyện mà còn ở phạm vi cả nước.

Có thể đồng ý với tiến sĩ Võ Tòng Xuân “tôi không ngạc nhiên khi biết kết quả này”, nhưng trong suy nghĩ của dư luận thì lại có một sự ngạc nhiên khác, khá nổi bật. Đó là vì sao có thể bằng lòng với hiện trạng nhức nhối này, vì sao mọi nơi đều vẫn ung dung đi theo con đường mòn trong dạy học, vẫn học thuộc lòng mà không hiểu, vẫn dò bài học sinh trước khi thi, vẫn tăng tiết dạy thêm, vẫn học theo các mẫu đáp án, vẫn học tủ, vẫn luyện thi rầm rộ, sôi nổi... Và người dân có cảm giác là việc chấn chỉnh, đổi mới còn thật xa vời trong lĩnh vực giáo dục. Cái gì đang níu kéo chúng ta lại?

NGUYỄN TRỌNG DI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên