30/03/2004 15:56 GMT+7

Sự tăng nhanh "vùng chết" ở đại dương đe dọa trái đất

Đ.TÂM (Theo AP)
Đ.TÂM (Theo AP)

TTO - Sở dĩ gọi chúng là những vùng chết là vì biển ở vùng này không có khí oxy và cũng không có sự sống của bất cứ loài cá nào. Đây là một trong những vấn đề đứng đầu danh sách về những báo động khẩn cấp do chương trình về môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết.

YbtSYmLO.jpgPhóng to
Hiện nay những vùng chết này ngày càng lan rộng
TTO - Sở dĩ gọi chúng là những vùng chết là vì biển ở vùng này không có khí oxy và cũng không có sự sống của bất cứ loài cá nào. Đây là một trong những vấn đề đứng đầu danh sách về những báo động khẩn cấp do chương trình về môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết.

Sự lan rộng của những vùng chết này đã được nhân lên gấp đôi vào cuối thập kỷ qua và đã đặt ra một đe dọa lớn với môi trường. Các nhà khoa học đã đưa ra một con số mới, cho tới nay có gần 150 vùng chết trên khắp địa cầu, con số này đã gấp đôi con số vào năm 1990 đo được là 27.000 mile.

Những vùng chết này đã là nỗi kinh hoàng cho vịnh Mexico và vịnh Chesapeake. Nhưng hiện nay nó còn lan rộng đến những vùng khác như biển Baltic, Biển Đen, biển Adriatic, vịnh Thái Lan, biển Vàng và một số khu vực khác. Ngoài ra chúng bắt đầu xuất hiện ở Nam Mỹ, Nhật, Úc và New Zealand.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do việc lạm dụng nitrogen từ phân bón của trang trại, các chất thải công nghiệp, những chất ô nhiễm. Nitrogen gây ra đợt bùng phát loài tảo nhỏ được biết như là phytoplankton. Khi loài tảo này chết, thối rữa ra và hấp thụ khí oxy chúng làm ngạt tất cả mọi thứ từ những con trai, tôm hùm đến những con hàu và các loài cá sống dưới biển.

"Nếu không có những hành động cấp bách để khắc phục những nguồn gốc gây nên vấn đề này, thì chúng sẽ lan rộng rất nhanh chóng", Klaus Toepfer-giám đốc quản lý của UNEP nói.

UNEP đã thúc giục các quốc gia hợp tác để giảm bớt số lượng nitrogen thải ra tại bờ biển, bằng cách giảm lượng sử dụng phân bón, trồng nhiều rừng hơn hoặc trồng những bãi cỏ dọc theo các con sông để hút lượng nitrogen dư thừa.

UNEP cũng đã cảnh báo rằng nếu các nước không có sự nỗ lực phối hợp để cải thiện, bảo vệ an toàn nguồn nước, thì 1/3 dân số thế giới phải gánh chịu sự thiếu nước thường xuyên trong vài thập kỷ tới.

Đ.TÂM (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên