![]() |
Đến thủ đô, tôi mua ngay tấm bưu ảnh in phong cảnh thủ đô và chép vào nội dung thứ nhất: “Bạn hãy viết cho bọn mình đi! Hiện bạn nghiên cứu đề tài gì? Ký tên: Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học”.
Sau khi gởi bức thư thứ nhất đi, tôi đến nhà trọ nghỉ. Hôm sau, tôi tái mặt khi không tìm thấy chiếc phong bì đựng các câu mà giám đốc đã viết sẵn. Tôi phải tìm đến thư viện trường đại học, đọc và nghiên cứu cuốn Từ điển bách khoa toàn thư để tìm ra những nội dung thích hợp.
Bức thư thứ hai với lời lẽ thống thiết: “Mình đang gặp khó khăn với một học thuyết. Cậu có thể bớt chút thời gian đến chỗ mình được không? Gởi tới vợ cậu những cái bắt tay. Einstein”.
Tấm bưu ảnh tiếp theo ghi cũng ngắn gọn: “Hoặc ông, hoặc tôi, một trong hai chúng ta bị thừa ra. Tuy nhiên, do công nhận tính trội của ông, tôi về hưu. Ông có thể tiếp tục nghiên cứu các giống dâu tây của tôi. Mitsurin”.
Ngày tiếp theo, tôi viết bằng bút chì lên bưu thiếp: “Khi nào hai chúng ta lại cùng làm việc bên nhau hả anh? Con tôm nhỏ của anh. Marie Cuirie”
Ngày tiếp theo nữa tôi mệt lử, mắt đã hoa lên, nên tôi chỉ viết thật ngắn: “Cậu có khỏe không, hỡi con bò đực già? Kopernik”.
Tôi gởi được chừng đó bức thư về cơ quan và đi bộ từ thủ đô về nhà vì không còn tiền mua vé xe lửa, dù tôi đã cuỗm bộ Bách khoa toàn thư của thư viện và bán mất. Tuy nhiên tôi thấy hài lòng vì đã tận tậm tận lực với giám đốc. Tôi sẽ chuyển đến giám đốc lời hỏi thăm bằng miệng của giáo sư Pasteur, nhà phát minh vắc-xin chống dại.
Và như vậy, khi gặp lại tôi, ông giám đốc chắc rất mừng nhưng sẽ không phát điên đâu!
Tuổi Trẻ Cười số 482 ra ngày 15/08/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận