30/12/2011 20:00 GMT+7

Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt - Kỳ 8

TruongUy
TruongUy

TTO - “Khi tuyển đụng nhân tài, bạn phải giao cho họ một mảng công việc và để họ tự tung tự tác. Như thế không có nghĩa là tôi không phải đưa ra nhận xét. Nhưng lý do bạn thuê họ là bởi vì bạn muốn trao dây cương cho họ điều khiển.

Steve Jobs tự bạch về những khác biệt

Về các buổi họp "Marathon" vào thứ 2 hằng tuần

G578tcbp.jpgPhóng to
TTO - “Khi tuyển đụng nhân tài, bạn phải giao cho họ một mảng công việc và để họ tự tung tự tác. Như thế không có nghĩa là tôi không phải đưa ra nhận xét. Nhưng lý do bạn thuê họ là bởi vì bạn muốn trao dây cương cho họ điều khiển.

Tôi muốn họ đưa ra được những quyết định hiệu quả như tôi hoặc hơn tôi. Và để làm được điều đó, bạn phải cho họ biết mọi thứ, không chỉ giới hạn ở mảng công việc của họ, mà là tất cả các khía cạnh của công việc.

Kỳ 1: Khác biệt trong công việc Kỳ 2: Người hùng - gã khùng Kỳ 3: Ngày thường của Steve Jobs Kỳ 4: Di sản Steve để lại Apple Kỳ 5: Khác biệt đời thường Kỳ 6: Khác biệt trên sân khấu Kỳ 7: Steve Jobs tự bạch về những khác biệt

Vào sáng thứ Hai hàng tuần chúng tôi xem xét lại toàn bộ công việc của mình. Chúng tôi xem xét những gì đã bán được tuần trước. Chúng tôi xem xét từng sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển, những sản phẩm đang gặp rắc rối, những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao hơn khả năng sản xuất của chúng tôi. Chúng tôi xem xét tất cả những gì đang diễn ra. Và chúng tôi làm điều đó mỗi tuần. Tôi đặt ra một lịch trình - 80% trong đó có nội dung tương tự như tuần trước đó, và tuần nào chúng tôi cũng làm thế.

Apple không có nhiều thủ tục, nhưng đó là một trong số ít các việc mà chúng tôi làm để thống nhất quan điểm với nhau”.

Về việc xử lý các vướng mắc

“Tại Pixar, trong quá trình sản xuất bộ phim Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), có lúc chúng tôi buộc phải thừa nhận rằng cốt truyện phim chẳng có gì hay ho. Chúng tôi đã ngừng sản xuất trong 5 tháng. Chúng tôi vẫn trả lương cho mọi người đù họ không phải làm gì, trong khi chờ hoàn thiện nội dung phim cho tới khi nó thực sự trở thành Toy Story. Nếu chúng tôi không có can đảm dừng lại, thì có lẽ đã không có một bộ phim Toy Story như hiện nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ có một hãng Pixar nào cả.

Chúng tôi gọi đó là ‘cuộc khủng hoảng cốt truyện’ - chúng tôi không hề muốn gặp phải sự cố đó một lần nữa. Nhưng anh biết không, mỗi bộ phim đều có một cuộc khủng hoảng như vậy. Giờ đây chúng tôi không còn phải dừng việc sản xuất trong 5 tháng nữa. Chúng tôi đã khôn ngoan hơn rồi. Nhưng dường như luôn luôn có một thời điểm mà mọi việc không theo ý muốn, và bạn dễ dàng tự lừa phỉnh mình - tự nhủ rằng mọi việc rồi sẽ chẳng đi đến đâu trong khi trái tim bạn biết rằng điều đó là không đúng.

Điều này cũng xảy ra với hầu hết các dự án lớn của Apple… Tôi lấy ví dụ là iPhone. Chúng tôi có một thiết kế khác cho chiếc iPhone, và khi đó đã gần tới thời điểm giới thiệu sản phẩm này nên rất khó có thể thay đổi được thiết kế của nó. Nhưng một buổi sáng thứ Hai, tôi bước vào phòng và nói: “Tôi không thích nó. Tôi không thể thuyết phục được mình rằng hãy yêu thiết kế này. Nên nhớ, đây là sản phẩm quan trọng nhất mà chúng ta từng làm”.

Và thế là chúng tôi khởi động lại từ đầu. Chúng tôi kiểm tra những mô hình đã làm và các ý tưởng từng có. Và rồi chúng tôi đã tạo ra được chiếc iPhone như anh thấy đây - nó tốt hơn phiên bản cũ rất nhiều. Thật tệ hại bởi vì chúng tôi phải tới trước mặt nhóm làm việc rồi nói: ‘Tất cả những gì các bạn đã và đang làm một năm nay, chúng ta sẽ vứt bỏ hết rồi bắt đầu lại từ đầu. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ phải làm việc với tần suất gấp đôi vì giờ đây chúng ta không còn nhiều thời gian nữa’. Anh biết khi đó mọi người nói gì không? Họ nói: ‘Cho chúng tôi tham gia với’.

Những gì xảy ra còn vượt quá tưởng tượng của tôi, bởi vì đây không chỉ là vấn đề khoa học và kỹ thuật. Bên cạnh đó còn có cả nghệ thuật nữa. Đôi khi bạn vướng vào một cuộc khủng hoảng như thế, và bạn không chắc liệu mình có thể thoát ra được hay không. Nhưng chúng tôi luôn làm được điều đó, và vì thế chúng tôi cũng xây dựng được cho mình một sự tự tin nhất định, đù rằng đôi khi chúng tôi cũng không tránh khỏi những băn khoăn. Theo tôi, điều quan trọng là vào những khi đó chúng tôi không hề hoảng sợ. Chúng tôi đã dồn hết tâm tư, tình cảm của mình vào những việc đó”.

Về thời điểm quan trọng của Ipod

“Chúng tôi gặp khó khăn trong một thời gian vì nhiều lý do, Mac vẫn chưa được nhiều người chấp nhận, họ sử dụng Windows. Chúng tôi đã phải làm việc rất vất vả mà thị phần công ty lại không hề tăng lên. Điều đó đôi khi khiến tôi băn khoăn không biết

liệu mình có sai không. Có thể sản phẩm của chúng tôi không tốt hơn như chúng tôi vẫn nghĩ. Hoặc là mọi người không quan tâm tới sản phẩm này - và đây là điều còn tệ hại hơn.

Nhưng hóa ra với iPod, chúng tôi đã vượt qua được lối suy nghĩ tù túng đó. Thật tuyệt vời vì điều đó cho thấy rằng những sáng tạo của Apple, công nghệ của Apple, và thiết kế của Apple có tầm quan trọng. iPod chiếm 70% thị phần. Thật khó có thể nói cho hết tầm quan trọng của điều đó sau khi chúng tôi đã bỏ ra hàng năm trời lăn lộn mà vẫn chỉ thấy 4% -5% thị phần dành cho Mac. Những gì đã diễn ra với iPod là một nguồn khích lệ vô cùng lớn lao cho tất cả chúng tôi”.

Về những gì họ làm tiếp theo

“Chúng tôi sản xuất nhiều hơn. Chúng tôi làm việc nỗ lực hơn. Chúng tôi nói: ‘Điều này thật tuyệt. Hãy làm thêm nữa nào’. Thị phần của Mac tăng lên hàng quý. Chúng tôi phát triển nhanh gấp 4 lần so với mức trung bình trong ngành. Công chúng bắt đầu chú ý hơn. Chúng tôi giúp các công ty trong ngành cùng phát triển. Chúng tôi đặt các bộ xử lý của Intel vào và có thể chạy các ứng đụng máy tính song song với các ứng đụng của Mac. Chúng tôi phát triển và giúp lĩnh vực hoạt động của mình cùng phát triển. Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng là cuối cùng mọi người cũng bắt đầu nhận ra rằng họ không còn phải chịu đựng Windows nữa - rằng đã có một lựa chọn thay thế. Tôi cho rằng trước đây chưa từng có ai nghĩ như thế cả”.

Về việc mở cửa hàng Apple

“Điều đó thật đơn giản. Những tín đồ của Mac sẽ cùng hướng tới một điểm đến, phải vậy không? Họ sẽ đi tới một nơi đặc biệt để làm điều đó. Nhưng với những người đang sở hữu Windows, chúng tôi muốn họ chuyển sang dùng Mac. Họ sẽ không phải đi tới nơi nào đặc biệt cả. Họ không nghĩ rằng họ muốn sử dụng Mac. Họ sẽ không phải tốn 20 phút lái xe nếu họ không thích thế.

Nhưng nếu chúng tôi đặt cửa hàng của mình ở một khu mua bán hay trên một con đường mà họ thường qua lại, như thế có nghĩa là chúng tôi sẽ giảm được từ 20 phút xuống còn 20 bước chân. Khả năng họ bước vào cửa hàng của chúng tôi sẽ cao hơn, bởi vì họ không phải mất gì cả. Vì thế chúng tôi quyết định đặt các cửa hàng Apple tại những vị trí có lưu lượng người qua lại đông. Và đó là một việc làm hiệu quả”.

Về việc đón làn sóng công nghệ mới

“Mọi việc điễn ra khá chậm chạp. Bạn có thể nhìn thấy những làn sóng công nghệ trước khi chúng diễn ra, và bạn chỉ cần phải lựa chọn khôn ngoan rằng mình sẽ lướt trên làn sóng nào. Nếu lựa chọn sơ sẩy, bạn có thể để mất rất nhiều năng lượng, nhưng nếu bạn biết lựa chọn khôn ngoan, thì thực ra công việc này điễn ra khá chậm chạp. Nó kéo đài nhiều năm.

Một trong những điều nhận thức lớn nhất của chúng tôi nhiều năm trước là chúng tôi sẽ không đi vào lĩnh vực kinh doanh nào mà ở đó chúng tôi không sở hữu hay kiểm soát công nghệ chủ chốt, bởi vì như thế có nghĩa là tự sát.

Chúng tôi nhận ra rằng gần như tất cả - có lẽ là tất cả - các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong tương lai, đều sẽ sử dụng phần mềm làm công nghệ chính. Mà chúng tôi thì lại khá thạo phần mềm. Chúng tôi có thể làm phần mềm hệ điều hành. Chúng tôi có thể viết các ứng dụng trên Mac hay thậm chí là máy tính, như iTunes. Chúng tôi có thể viết phần mềm trong các thiết bị để cho vào iPođ hay iPhone, hay đại loại thế. Và chúng tôi cũng có thể viết phần mềm bổ sung chạy trên đám mây như iTunes.

Tức là chúng tôi có thể viết rất nhiều phần mềm khác nhau và khiến chúng chạy một cách hoàn hảo. Bạn có thể tự hỏi: Ngoài Apple ra còn công ty nào có thể làm được điều đó? Danh sách đó sẽ không nhiều đâu. Lý do khiến chúng tôi cảm thấy hứng khởi với chiếc điện thoại, bên cạnh việc tất cả chúng tôi đều ghét điện thoại của mình, là vì chúng tôi không thấy ai khác có thể có những đóng góp như vậy. Không có nhà sản xuất điện thoại đi động nào thực sự thông thạo phần mềm cả”.

Về việc thất bại với Apple TV

“Đây là cách tôi nhìn nhận việc này. Ai cũng muốn tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cho căn phòng khách. Microsoft đã thử, chúng tôi cũng đã thử - mọi người đều đã thử. Và mọi người đều đã thất bại. Chúng tôi cũng thất bại - tính đến nay là thế.

Như vậy là rất nhiều người đã thử, và từng người đều thất bại, trong đó có chúng tôi. Đó là lý do vì sao tôi lại gọi đó là một sở thích. Đó chưa hẳn là một hoạt động kinh đoanh, mà là một sở thích.

Chúng tôi vừa hoàn tất bước thử thứ hai mà chúng tôi tạm gọi là ‘Apple TV, Take 2’. Chúng tôi nhận ra rằng với sản phẩm đầu tiên, chúng tôi muốn giúp bạn xem nội dung của những gì bạn có trong iTunes trên Mac hay máy tính cá nhân, và gửi nội dung đó lên màn hình TV không qua đây trợ giúp.

Nhưng hóa ra đó không phải là điều mà người tiêu dùng mong muốn. Kể ra thì cũng thật thích khi nhìn thấy ảnh mình trên màn hình lớn. Đó là một điểm thú vị, nhưng không phải là trọng tâm. Điều mà mọi người muốn hóa ra lại là phim ảnh.

Vì thế chúng tôi đã nói chuyện với các hãng phim ở Hollywood, và giờ đây chúng tôi đã thuyết phục được tất cả các hãng phim lớn đồng ý cho thuê phim của họ. Hiện chúng tôi mới chỉ có khoảng 600 bộ phim trên iTunes, nhưng cuối năm nay, con số đó sẽ lên tới hàng nghìn. Chúng tôi đã hạ giá xuống còn 229 USD. Chúng ta hãy chờ xem kết quả. Liệu việc này có đem lại hiệu quả và đây có phải là thứ mà bạn không thể sống thiếu nó và yêu thích nó? Hãy chờ xem. Tôi nghĩ sẽ có cơ hội cho việc này”.

Về việc quản lý trong giai đoạn suy thoái kinh tế

“Chúng tôi từng trải qua thời khắc này rồi, đó là giai đoạn bong bóng dot.com. Khi đó, tôi có nói với mọi người trong công ty rằng trong thời khắc khủng hoảng, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư, rằng chúng tôi sẽ không sa thải ai cả, và nếu bắt buộc phải sa thải nhân viên, thì điều đầu tiên chúng tôi sẽ làm là nỗ lực hết sức để đưa họ quay trở lại công ty. Và chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư. Trên thực tế, chúng tôi còn lên kế hoạch mở rộng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để có thể đẫn đầu đối thủ khi giai đoạn suy thoái qua đi. Chúng tôi đã làm đúng như vậy. Và đó là một quyết định hiệu quả. Lần này chúng tôi cũng sẽ làm thế”.

*********************

Kỳ 9: Steve Jobs và Bill Gates:Trong cuốn tiểu sử chính thức của Steve Jobs được viết bởi nhà văn Walter Isaacson, Steve Jobs đã miêu tả Bill Gates là một người tương đối tẻ nhạt, không có tinh thần sáng tạo, không bao giờ phát minh ra bất cứ điều gì và là một người vô lương tâm chuyên gạt bỏ ý tưởng của người khác.

TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên