29/12/2011 20:00 GMT+7

Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt - Kỳ 7

TruongUy
TruongUy

TTO - “Chúng tôi ai cũng có điện thoại di động. Nhưng ai cũng ghét chúng, vì thật khó chịu khi dùng chúng. Phần mềm tệ hại, phần cứng thì tồi tàn. Khi chúng tôi nói chuyện với bạn bè, hóa ra họ cũng đều không ưa điện thoại di động".

Về sự ra đời của IPHONE

vze2gEAw.jpgPhóng to
TTO - “Chúng tôi ai cũng có điện thoại di động. Nhưng ai cũng ghét chúng, vì thật khó chịu khi dùng chúng. Phần mềm tệ hại, phần cứng thì tồi tàn. Khi chúng tôi nói chuyện với bạn bè, hóa ra họ cũng đều không ưa điện thoại di động".

Kỳ 1: Khác biệt trong công việc Kỳ 2: Người hùng - gã khùng Kỳ 3: Ngày thường của Steve Jobs Kỳ 4: Di sản Steve để lại Apple Kỳ 5: Khác biệt đời thường Kỳ 6: Khác biệt trên sân khấu

Dường như mọi người đều thế. Và rồi chúng tôi nhận thấy thiết bị này thực ra có thể trở nên mạnh mẽ và thú vị hơn. Đó là một thị trường lớn. Một tỉ chiếc điện thoại được vận chuyển mỗi năm - con số này lớn gấp 10 lần số người chơi nhạc, và lớn gấp 4 lần số lượng máy tính được vận chuyển mỗi năm.

Tạo ra một chiếc điện thoại tuyệt vời mà ai cũng yêu thích - đây quả là một thách thức lớn. Chúng tôi đã có công nghệ trong tay. Chúng tôi đã có tiểu mô hình iPod. Chúng tôi đã có hệ điều hành tinh vi Mac. Chưa từng có người nào nghĩ tới chuyện đặt những hệ điều hành phức tạp như OS X vào một chiếc điện thoại, vì thế đó là một câu hỏi lớn. Chúng tôi đã có nhiều cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ công ty về việc có thể thực hiện được điều đó hay không. Tôi là người phải ra quyết định, và tôi chỉ nói đơn giản thế này: ‘Chúng ta sẽ làm. Hãy thử nào’. Những chuyên gia phần mềm giỏi nhất cũng nói rằng họ có thể làm được, vậy hãy cho họ cơ hội. Và họ đã làm được”.

Về mối liên hệ giữa Apple với người tiêu dùng

“Chúng tôi chế tạo ra iTunes vì chúng tôi yêu âm nhạc. Chúng tôi chế tạo ra thứ mà chúng tôi cho là máy hát tự động tốt nhất ở iTunes. Rồi sau đó chúng tôi lại muốn mình có thể mang theo ngôi nhà âm nhạc của mình tới bất kỳ đâu. Cả đội đã phải làm việc hết sức vất vả, bởi vì ai cũng đều muốn có một thiết bị như vậy. Anh có biết không, vài trăm khách hàng đầu tiên của sản phẩm này chính là chúng tôi đấy.

Chúng tôi thành công không phải nhờ sở thích số đông, không phải vì chúng tôi lừa mị người khác, và cũng không phải vì chúng tôi thuyết phục người khác để họ muốn có thứ mà họ không muốn. Chúng tôi xác định thứ mà mình cần. Tôi cho rằng chúng tôi đã có một đường lối suy nghĩ đúng đắn về việc liệu có nhiều người khác cùng thích sản phẩm đó hay không. Chúng tôi được trả công để làm điều đó.

Anh không thể chạy ra ngoài đường rồi hỏi mọi người sáng kiến tuyệt vời tiếp theo là gì. Henry Ford đã nói một câu rất hay rằng: ‘Nếu tôi hỏi khách hàng xem họ muốn gì, có lẽ họ sẽ nói rằng họ muốn có một con ngựa biết chạy nhanh hơn”’.

Về việc lựa chọn chiến lược

“Chúng tôi không làm nghiên cứu thị trường. Chúng tôi không thuê tư vấn. Trong suốt 10 năm trời làm việc, tôi chỉ thuê đuy nhất một nhà tư vấn để phân tích chiến lược bán lẻ của Gateway nhằm tránh vết xe đổ của công ty này (khi mở các cửa hàng bán lẻ của Apple). Nhưng bản thân chúng tôi chưa bao giờ thuê tư vấn. Chúng tôi chỉ muốn tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.

Chúng tôi tạo ra iTunes Music Store vì cho rằng sẽ rất tuyệt khi có thể mua nhạc trực tuyến chứ không phải vì chúng tôi muốn tái định nghĩa nền công nghiệp âm nhạc. Điều đó cũng giống như việc viết lên một bức tường rằng rốt cuộc, chúng ta có thể phân phối nhạc bằng con đường điện tử. Điều đó thật rõ ràng, vì tại sao lại phải bỏ chi phí ra? Nền công nghiệp âm nhạc thu lời rất lớn. Vậy thì tại sao lại phải chịu những khoản chi phí đó trong khi có thể dễ dàng gửi các electron đi?”

Về động lực của nhân viên Apple

“Chúng tôi không có cơ hội làm được nhiều việc đến thế, và mỗi người cũng phải thật sự xuất sắc. Bởi vì đây là cuộc sống của chúng tôi. Mà cuộc sống thì ngắn ngủi, anh biết đấy. Vì vậy, đây là điều mà chúng tôi chọn làm trong cuộc sống của mình. Chúng tôi có thể ngồi trong một tu viện trên đất nước Nhật Bản xa xôi. Chúng tôi có thể lên tàu đi xa. Một số có thể chơi golf. Một số có thể điều hành các công ty khác. Và tất cả chúng tôi đều chọn làm việc này trong cuộc sống của mình. Vì thế, công việc đó phải thật sự tốt, phải xứng đáng. Và chúng tôi cho rằng đúng là như vậy”.

Về lý do nhiều người muốn làm việc cho Apple

“Lý do là vì anh không thể làm việc mà anh có thể làm ở Apple tại một nơi khác. Phần lớn các công ty máy tính giờ đây đã không còn sử dụng bộ phận công nghệ, còn các công ty sản xuất đồ điện tử tiêu dùng thì không hiểu phần mềm. Tức là bạn không thể chế tạo ra những sản phẩm như sản phẩm của Apple tại bất kỳ nơi nào khác. Aplle là công ty duy nhất bao quát tất cả mọi thứ.

Không một công ty nào khác có thể tạo ra một chiếc MacBook Air, vì chúng tôi không chỉ kiểm soát phần cứng mà còn kiểm soát cả hệ điều hành. Chính mối liên hệ mật thiết giữa hệ điều hành và phần cứng cho phép chúng tôi làm được điều đó. Không hề có mối liên hệ nào như vậy giữa Windows và một chiếc notebook Dell cả.

Công ty chúng tôi là một công ty phục vụ người tiêu dùng, người có thể phán xét công việc của chúng tôi là tốt hay xấu. Chúng tôi nghĩ về người đó. Và chúng tôi cho rằng công việc của mình là nhận trách nhiệm cho toàn bộ trải nghiệm của người sử dụng. Nếu trải nghiệm đó không đạt tiêu chuẩn, thì đó hoàn toàn là lỗi của chúng tôi. Chỉ đơn giản có vậy thôi”.

Về việc Apple có thể tiếp tục tồn tại khi vắng bóng ông

“Apple có những con người thực sự có năng lực. Tôi đã tạo ra Tim [Cook] COO và giao cho anh ấy bộ phận Mac, và anh ấy đã thể hiện thật xuất sắc. Một số người nói: ‘Chúa ơi, nếu Jobs mà bị xe buýt cán, thì Apple sẽ nguy mất’. Chúng tôi không phải là một đảng, và chúng tôi có những cá nhân tuyệt vời. Hội đồng quản trị sẽ có nhiều ứng cử viên giỏi để lựa chọn vào vị trí CEO. Công việc của tôi là xây dựng một đội ngũ điều hành giỏi để ai cũng có thể trở thành người kế nhiệm mình - đó là việc mà tôi luôn cố gắng thực hiện”.

Về tính khắt khe nổi tiếng của ông

“Nhiệm vụ của tôi không phải là dễ dãi với mọi người. Nhiệm vụ của tôi là khiến họ trở nên tốt hơn. Nhiệm vụ của tôi là sắp xếp, kết hợp các bộ phận khác nhau trong công ty lại, dọn đường, và tìm kiếm nguồn lực để thực hiện các dự án lớn. Và để có được những con người tuyệt vời như thế này, chúng tôi đã phải thúc đẩy họ, khiến họ trở nên xuất sắc hơn nữa, khiến họ có những cái nhìn táo bạo hơn nữa về các khả năng trong tương lai”.

Về tâm điểm của Apple

“Apple là một công ty trị giá 30 tỉ đô la, thế nhưng chúng tôi mới chỉ có chưa đầy 30 sản phẩm chính. Tôi không rõ là trước đây đã có công ty nào làm được như thế chưa. Nhưng chắc chắn rằng các công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng trước kia đều có hàng nghìn sản phẩm. Chúng tôi có xu hướng tập trung hơn họ. Mọi người cho rằng tập trung có nghĩa là nói có với những gì mà bạn phải tập trung vào. Nhưng hoàn toàn không phải thế. Tập trung có nghĩa là nói không với hàng trăm ý tưởng hay khác. Bạn phải lựa chọn thật cẩn thận.

Thực ra tôi tự hào về cả những gì chúng tôi chưa làm và đã làm. Một ví dụ rõ nét nhất là khi chúng tôi bị áp lực sản xuất chiếc PĐA trong hàng năm trời, và rồi một ngày tôi chợt nhận ra rằng 90% những người sử dụng PĐA chỉ lấy thông tin từ thiết bị đó khi họ đang đi chuyển. Họ không đưa thông tin vào đó. Và chẳng bao lâu sau điện thoại đi động sẽ thực hiện được tính năng đó, vì thế thị trường PĐA sẽ thu hẹp lại, và rồi thị trường này cũng sẽ không còn ổn định nữa. Do đó, chúng tôi quyết định không đi sâu vào mảng này. Nếu làm thế, có lẽ chúng tôi sẽ không đủ nguồn lực để sản xuất iPod. Có lẽ chúng tôi sẽ không nhận ra được tiềm năng của sản phẩm này”.

Về phong cách quản lý của ông

“Apple có 25.000 nhân viên, trong đó khoảng 10.000 người làm việc tại các cửa hàng. Nhiệm vụ của tôi là làm việc với khoảng 100 người đứng đầu công ty. Nói như thế không có nghĩa là tất cả họ đều là các phó chủ tịch. Một số người trong đó là những cá nhân chủ chốt có nhiều đóng góp cho công ty. Khi một ý tưởng xuất hiện, một phần nhiệm vụ của tôi là truyền bá ý tưởng đó để xem mọi người nghĩ ra sao, khiến họ bàn bạc về ý tưởng đó, tranh luận với họ về nó, truyền đạt ý tưởng đó trong nhóm 100 người này, để từng người khai thác từng khía cạnh khác nhau của ý tưởng, và nói chung là khai thác nó”.

Về việc tìm kiếm nhân tài

“Khi tôi tuyển dụng một quản lý cấp cao, thì năng lực là yêu cầu cần có. Đó phải là người thực sự tài giỏi. Nhưng vấn đề chính đối với tôi là: Liệu họ có yêu Apple không? Bởi vì nếu họ yêu Apple, mọi thứ còn lại sẽ tự khắc giải quyết được. Họ sẽ muốn làm những gì tốt nhất cho Apple, không phải những gì tốt nhất cho bản thân họ, cho Steve, hay cho bất cứ ai khác.

Việc tuyển dụng rất khó khăn, như thể mò kim đáy bể vậy. Chúng tôi tự làm việc đó, và chúng tôi cũng đầu tư rất nhiều thời gian vào đó. Tính ra tôi đã tham gia tuyển dụng khoảng hơn 5.000 người. Vì thế tôi coi đây là một việc làm rất nghiêm túc. Bạn không thể hiểu rõ một người sau một buổi phỏng vấn dài một tiếng, cho nên điều đó còn phụ thuộc vào giác quan thứ sáu của bạn nữa. Mình cảm nhận gì về con người này? Họ sẽ như thế nào khi đối mặt với thách thức? Tại sao họ lại ở đây? Với ai tôi cũng đặt câu hỏi: ‘Tại sao bạn lại có mặt ở đây?’ Bản thân câu trả lời không phải là điều tôi tìm kiếm. Đó là thông tin đẫn nhập để tìm hiểu về các thông tin khác”.

Về lợi ích của việc sở hữu một hệ điều hành

“Nó cho phép chúng tôi sáng tạo với tốc độ nhanh hơn so với khi phải đợi chờ Microsoft, giống như Đell và HP và các công ty khác đang làm. Bởi vì Microsoft cũng có lịch trình riêng của họ. Phải mất 7 hay 8 năm mới ra mắt được Vista. Bạn sẽ khó có thể có được tính năng mong muốn cho phần cứng mới của mình nếu phần cứng đó phải đợi tới 8 năm. Vì thế, chúng tôi có thể tự vạch ra các ưu tiên cho mình, và nhìn nhận sự việc một cách tổng thể từ vị trí khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa

là chúng tôi có thể tự làm và sản xuất một phiên bản phù hợp với iPhone và iPođ. Chắc chắn là chúng tôi sẽ không thể làm được điều đó nếu chúng tôi không sở hữu một hệ điều hành”.

**********

Kỳ 8: Steve Jobs tự bạch về những khác biệt -Về các buổi họp "Marathon" vào thứ 2 hằng tuần: "Vào sáng thứ Hai hàng tuần chúng tôi xem xét lại toàn bộ công việc của mình. Chúng tôi xem xét những gì đã bán dược tuần trước".

Tuổi Trẻ Online trích đăng Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt Tuổi Trẻ Online trích đăng phần 2 Những gương mặt khác biệt và phần 3 Steve Jobs tự bạch về những khác biệt của cuốn sách Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt (Do First News và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành). Mời bạn đón đọc các kỳ tiếp theo vào 20g mỗi ngày trên Tuổi Trẻ Online.
TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên