26/12/2011 20:00 GMT+7

Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt - Kỳ 4

TruongUy
TruongUy

TTO - Như ta có thể thấy, Apple đường như là chính con người Steve. Đây là một công ty mà sản phẩm của nó là công sức đóng góp của một số lượng nhân lực khổng lồ.

sGQo3Bl7.jpgPhóng to

Đây là một công ty đại chúng với mục tiêu lớn nhất là quyền lợi của các cổ đông. Nhưng về tinh thần, Apple sống động như chính con người Steve, là hiện thân của Steve.

Kỳ 1: Khác biệt trong công việc Kỳ 2: Người hùng - gã khùng Kỳ 3: Ngày thường của Steve Jobs

Apple thừa hưởng rất nhiều đặc điểm của “người cha Steve”. Đó là:

Tính thẩm mỹ cao

Cho dù phần mềm hay phần cứng, Steve luôn luôn đem đến sự vượt trội cho các sản phẩm, khởi đầu là vỏ bọc nhựa của Apple II. Khả năng thiết kế của ông thực sự tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của Apple với các công ty khác trong ngành.

Theo Steve: “hầu hết mọi người đều sai lầm khi cho rằng thiết kế là tạo ra vẻ bề ngoài cho sản phẩm. Mọi người nghĩ công việc này đơn thuần là đưa cho các nhà thiết kế một cái hộp và nói họ trang trí nó thật đẹp! Nhưng chúng tôi không nghĩ thiết kế đơn thuần là thế. Thiết kế không chỉ tạo ra vẻ bề ngoài mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về cách sử đụng”.

Quan điểm này được thể hiện rõ rệt trong phương pháp phát triển sản phẩm của Apple. Bên cạnh đó, Steve còn luôn khắt khe với phần bên trong của những thiết bị sản xuất ra. Steve luôn đặc biệt lưu ý nhóm thiết kế Mac thiết kế lại bảng mạch chính của máy tính vì ông không thấy nó đẹp. Đương nhiên, ông đã không thể thay đổi.

Nhưng sau này, tại NeXT, nơi mà mọi ý kiến của ông đều không bị phản bác, ông đã tạo ra được một bảng mạch chủ hoạt động hiệu quả và có thiết kế ông cho là đẹp. NeXT Cube là máy tính cuối cùng có tất cả các bộ phận trên cùng một bảng mạch và bức ảnh chụp bảng mạch này vẫn đã được in lên các tờ giới thiệu sản phẩm. Đến tận sau này, Steve vẫn tiếp tục khắt khe với thiết kế phần bên trong của thiết bị. Khi xem lại đoạn viđeo trình điễn mới nhất của MacBook, bạn sẽ nhận ra Jony Ive nhắc đi nhắc lại rằng phần bên trong của những chiếc máy xách tay này cũng rất đẹp.

Hơn thế, Steve còn say sưa với chính quy trình sản xuất tại các nhà máy: “Jobs quan sát các cánh tay rô bốt lắp ráp các con chip tối tân nhất cho máy tính. Sau 1 giây, ông xúc động, rơm rớm nước mắt và nói khẽ đầy tâm đắc "đẹp thật".

Chúng ta còn nhận ra đặc điểm này ở Steve qua việc ông nói không ngừng về sự pha trộn giữa nghệ thuật và công nghệ: “tôi không tin rằng chúng tách biệt. Leonarđo da Vinci vừa là một nghệ sỹ vĩ đại và một nhà khoa học vĩ đại. Michelangelo biết tường tận về kỹ thuật cắt đá ở mỏ. Bên cạnh đó, tôi biết rất nhiều nhà khoa học máy tính đồng thời là nhạc sỹ”. Ông cũng luôn nhấn mạnh rằng ông chưa bao giờ tách biệt một nhà khoa học máy tính vĩ đại và một nghệ sỹ lớn.

Sự chuyên nghiệp

Với mọi việc đã làm, Steve sẽ chỉ chấp nhận kết quả ở mức tốt nhất (thậm chí trong cả cuộc sống riêng của ông). Tiêu chuẩn về sự hoàn hảo này nhiều khi khiến nhân viên của ông bị áp lực nhưng như đã đề cập, điều này cũng thôi thúc họ phải hoàn thành công việc ở mức tốt nhất và giúp họ đạt được kết quả xuất sắc. Nếu một nhân viên nào đó không thể đáp ứng yêu cầu của Steve, ông sẽ không ngần ngại sa thải người này. Nhưng ông luôn duy trì được những mối quan hệ đáng giá với những nhân viên đặc biệt xuất sắc vì cùng một lý do: họ hiểu rằng yêu cầu của Steve cũng chỉ với mục đích đạt đến độ hoàn hảo.

Một ví dụ điển hình về tôn chỉ theo đuổi sự hoàn hảo này của Steve có thể được đẫn chứng qua số lượng các đự án của Apple đã phải làm lại hay thậm chí hủy bỏ ở phút chót. Chúng ta biết rằng ông đã hủy dự án Apple PĐA và một loạt các địch vụ Web ở phút cuối cùng. Các dự án nổi tiếng như iMac, hệ thống bán lẻ Apple, iPhone … cũng đều đã phải bắt đầu lại ít nhất một lần.

Nhờ tôn chỉ này, Apple không sản xuất những máy tính chất lượng thấp. Steve nhắc lại với một nhà báo ở cuộc họp báo năm 2007 rằng: “chúng tôi không thể sản xuất ra các sản phẩm tầm thường. Chúng tôi không cho phép mình làm điều đó”. Ông gạt mọi dự án sản xuất các sản phẩm hàng hóa mà chính ông cũng không thể dùng được.

Tinh thần trách nhiệm

Từ khi còn trẻ, Steve đã tự nhủ sứ mệnh của mình với cuộc sống là thay đổi thế giới, cụ thể hơn bằng việc đưa những chiếc máy tính đến với quảng đại quần chúng. Woz nhớ lại: “anh ấy thực sự muốn thúc đẩy sự phát triển của thế giới và không muốn Apple tiếp tục là một công ty như bao công ty khác trong ngành: sản xuất ra những sản phẩm cũ mòn và thỏa mãn với những gì đã có.

Niềm mong mỏi này của Steve đã có từ hồi chúng tôi cùng học phổ thông. Anh ấy ngưỡng mộ Newton và Shakespeare bởi rất ít người thực sự thay đổi vĩnh viễn cuộc sống cho tất cả thế giới. Và anh ấy cũng muốn mình được giống như họ”. Để đần đạt được điều đó, anh ấy đặt mục tiêu sản xuất ra những máy tính tốt nhất có thể. Và đây cũng trở thành điểm cốt lõi trong tôn chỉ hoạt động của Apple. Như đã đề cập, Apple là một công ty sản xuất sản phẩm: “Mục tiêu căn bản của chúng tôi là sản xuất ra những chiếc máy tính cá nhân tốt nhất thế giới chứ không phải trở thành một công ty lớn nhất hay giàu nhất thế giới”.

Ông kỳ vọng mọi nhân viên Apple đều sẽ phấn đấu vì mục tiêu này. Họ sẽ là những nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc tạo ra các sản phẩm công nghệ cao vượt trội, đễ sử dụng và có sức cuốn hút. Steve không ngần ngại chia sẻ rằng: “Một số người đã bỏ cuộc. Thực ra, tôi đã sa thải một số người vì quá chán ngán họ. Nhưng đa số nhân viên đã chia sẻ quan điểm với tôi về việc này ‘ tôi đã hiểu’. Chúng tôi đã phấn đấu vì mục tiêu này suốt 7 năm nay và mọi người ở đây đều hiểu rõ mục tiêu này. Và nếu họ không thể thấm nhuần tư tưởng này, họ sẽ phải ra đi”.

Những gì Apple đạt được ngày nay chính là đang đần hiện thực hóa giấc mơ của Steve. Chẳng hạn, ông ấy đã nói mình ngưỡng mộ Sony đến nhường nào và từ những năm 1980, các công ty sản xuất điện tử gia đụng đã là tấm gương cho ông. Lúc đầu, ông chỉ muốn Apple trở thành một “Sony trong ngành sản xuất máy tính” và sự thực Apple đã đạt được mong muốn này.

Nhưng bây giờ, Apple thậm chí còn phát triển hơn thế bởi Apple đã soán ngôi Sony trên chính mảng kinh đoanh này! Kể từ khi iPođ, tiếp đến là iPhone ra đời, Apple đã đẫn đầu thị trường điện tử gia đụng. Thành tích của Steve và mục tiêu của ông đặt ra cho công ty đều thật đáng khen. Steve đã đạt được ước mơ bất chấp mọi cản trở; John Sculley đã bình luận như sau sau khi ông buộc Steve phải rời khỏi Apple năm 1985: “Steve đã kỳ vọng Apple trở thành một công ty sản xuất hàng tiêu dùng tuyệt vời. Kế hoạch này quả là hoang đường. Hàng công nghệ cao không thể được thiết kế và bày bán đại trà như hàng tiêu dùng”.

Sự ngạo mạn

Phẩm chất Steve không có chính là sự khiêm tốn. Như những nhân viên Apple nhận xét: “Steve luôn là người thông minh nhất - và ông ấy biết điều đó”.

Đây cũng trở thành một đặc điểm nữa của Apple. Điều này có thể hiểu là: Apple sản xuất những sản phẩm tốt nhất thế giới - và họ biết điều đó. Steve đương nhiên là người đầu tiên truyền đạt tinh thần này: “Ông ấy tự mãn nói về sự vượt trội của những sản phẩm Apple sản xuất, công khai chế giễu các sản phẩm của đối thủ là hạng xoàng, có hại và tệ nhất là thiếu thẩm mỹ”.

Sự ngạo mạn của Apple cũng được thể hiện qua các quảng cáo của hãng - với nội dung chắc chắn dựa trên quan điểm của Steve về công ty. Các ví đụ điển hình có thể kể đến là “Snail” (Con Sên - mô tả Pentium là một con sên vì nó quá chậm), “Move to Intel” (có đoạn - “các con chip của Intel - nhiều năm qua, chúng nằm trong máy tính, bên trong những chiếc hộp nhỏ xấu xí, cần mẫn làm những nhiệm vụ vụn vặt vô bổ, khi nào nó đáng ra đã có thể làm nhiều hơn thế… câu trả lời là từ hôm nay, chip Intel sẽ được giải phóng và hoạt động hiệu quả bên trong máy tính Mac”) hoặc toàn bộ chiến địch “I’m a Mac - I’m a PC”.

Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng chính niềm kiêu hãnh này là yếu tố căn bản để thổi vào đội ngũ nhân viên và cả khách hàng của Apple niềm đam mê không ngừng nghỉ ngay từ khi Apple còn chưa đạt đến 10% thị phần máy tính cá nhân. Như nhà báo David Plotnikoff nhận xét: “Đơn giản, nếu không có sự tự tin tuyệt đối đến vậy, Apple chắc đã không thể tạo ra Mac”.

***************************

Kỳ 5: Khác biệt đời thường:Từ thời thiếu niên, Steve đã là người ăn chay. Sở dĩ như vậy là do năm 19 tuổi khi đang học ở trường Cao đẳng Reed, ông dã khám phá ra một số công thức ăn kiêng khác lạ giúp ông có thể loại bỏ mọi chất nhầy và dể đạt dược kết quả, ông phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Tuổi Trẻ Online trích đăng Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt Tuổi Trẻ Online trích đăng phần 2 Những gương mặt khác biệt và phần 3 Steve Jobs tự bạch về những khác biệt của cuốn sách Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt (Do First News và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành). Mời bạn đón đọc các kỳ tiếp theo vào 20g mỗi ngày trên Tuổi Trẻ Online.
TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên