23/12/2011 20:00 GMT+7

Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt - Kỳ 1

TruongUy
TruongUy

TTO - Steve Jobs từng bị báo chí chỉ trích về tính cách khó ưa của mình.

gJpdmDCh.jpgPhóng to

Khi nói đến Jobs, giáo sư Robert Sutton môn khoa học quản lý trường Stanford kiêm tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The No Asshole Rule” Robert Sutton kể lại “ngay khi biết tôi chuẩn bị viết một cuốn sách về những kẻ khùng, nhiều người đã lập tức tìm đến và kể cho tôi nghe về Steve. Những người ở thung lũng Silicon sợ Steve đến mức khó tin. Anh ta khiến họ thấy tồi tệ, thậm chí còn khiến họ bật khóc”.

Steve có tiếng xấu này kể từ những năm đầu ở Apple. Năm 1981, người sáng lập dự án Macintosh - Jef Raskin - đã gửi một bản “cáo trạng” về Steve lên chủ tịch Apple -ông Mike Scott - phàn nàn rằng vị chủ tịch dang nhòm ngó dến dự án con cưng của mình. Bản này có đoạn viết như sau:

Jobs thường xuyên bỏ các cuộc hẹn Anh ta hành dộng thiếu suy nghĩ và có những đánh giá không tốt Anh ta không tạo dược dấu ấn khi đáng ra phải có Anh ta thường chỉ trích người khácAnh ta thường đưa ra các quyết định vô lý và không đâu vào đâu bằng việc tỏ vẻ bề trên Anh ta luôn ngắt lời người khác và không chịu lắng nghe Anh ta không hề giữ lời hay thực hiện đúng cam kết Anh ta tự ý quyết định không thông qua cấp trên Luôn đưa ra các dự đoán quá lạc quan Jobs thiếu trách nhiệm và thiếu thận trọng

Steve còn nổi giận vô cớ với nhân viên và sa thải họ vì những lý do không đâu chẳng hạn như: (các ví dụ này rất có thể dã bị thổi phồng) Steve đã sa thải nhân viên ngay trong thang máy tại Apple hay sa thải thư ký chỉ vì người này đã đưa Steve không đúng nhãn hiệu nước khoáng.

Tính tình khó ưa của Steve dã khiến ông làm hỏng rất nhiều mối quan hệ quan trọng trong công việc. Ông đã sa thải Raskin sau khi ông biết về bản cáo trạng kia. Steve đã sa thải nhà đồng sáng lập hãng Pixar - ông Alvy Ray Smith - sau cuộc cãi vã giữa hai người khi Alvy chế giễu công ty NeXT của Steve còn Steve thì chế giễu giọng vùng Tây Nam của Alvy. Lạ lùng hơn, Steve đã làm hỏng hợp đồng mang tính sống còn đến tương lai của NeXT với IBM chỉ vì ông đã tuyên bố sẽ không ký bất kỳ văn bản nào dài hơn 10 trang giấy.

Chế độ siêu bảo mật ở Apple

Các nhân viên của Apple đều “biết tiếng” ông chủ của mình và họ thể hiện điều đó ra mặt. Một cựu nhân viên của Apple kể rằng “không ai chào ông ấy. Những nhân viên cấp thấp rất sợ ông ấy. Tôi nhớ một lần khi ông ấy đi trong khuôn viên công ty và nhóm nhân viên đang đi theo chiều ngược lại thậm chí còn rẽ làm đôi để ông ấy bước qua”.

Mọi nhân viên đều hết sức thận trọng với những việc họ làm. Họ cảnh giác cao để không mắc phải những lỗi không thể tha thứ: “‘nếu bạn hỏi đồng nghiệp, tôi có thể gửi email hay lưu hồ sơ bản báo cáo này?’ Mọi người có thể sẽ trả lời ‘chỉ vào ngày làm việc cuối cùng ở Apple, bạn mới có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn’’’. Họ thận trọng khi nói chuyện với bạn bè của Steve. Không ai trong số bạn bè bao gồm cả nhóm nhân viên quản lý của Apple được đến gần một trong số những đồ vật yêu thích nổi tiếng của Steve đó là chiếc bảng trắng trong phòng làm việc của ông ấy.

Tuy nhiên, điều khiến nhân viên của Apple cảm thấy sợ nhất chính là chính sách bảo mật hà khắc của công ty với hàng loạt quy định do Steve soạn ra. Ông thực hiện đúng chính sách im lặng tuyệt đối như khi ở NeXT đến mức mà trước khi được tuyển, nhân viên của Apple thậm chí còn không được tận mắt nhìn thấy chiếc máy họ sắp làm việc cùng. Chính sách này được coi như “bước nhảy vọt về sự trung thành”.

Trước khi Steve quay lại Apple, công ty này vốn rất cởi mở với báo chí về các dự án phát triển sản phẩm sắp tới. Tuy nhiên, mọi chuyện kết thúc khi Steve nắm quyền. Ông treo một tờ áp phích lớn trên bàn có khẩu hiệu “Hở môi là đắm thuyền” và ra chỉ thị đến mọi nhân viên rằng nếu họ để lộ thông tin cho báo chí, họ sẽ nhanh chóng bị đuổi việc.

Apple hoàn toàn ủng hộ chính sách bảo mật này của Steve. Khi vẫn còn là một chuyên viên cao cấp tại Apple, Jon Rubinstein từng nói đùa rằng: “Chúng ta hoạt động kín như một tổ chức khủng bố. Khắp nơi, mọi người tìm mọi cách để có thông tin về chúng ta.” Chính sách này được Apple ủng hộ bởi bí mật là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của Apple. Với việc thị trường sẽ bắt đầu bàn tán về một sản phẩm trước khi nó thực sự ra đời hàng tháng trời, Apple đã tận đụng ngày càng hiệu quả cơ hội quảng bá miễn phí sản phẩm này bởi sản phẩm của họ được truyền đi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Để tránh nhân viên biết quá nhiều thì không có gì là thái quá. Các kỹ sư phần mềm làm việc với cả khối thiết bị lớn còn các kỹ sư phần cứng thì không bao giờ nhìn thấy phần mềm sẽ thực sự chạy trên thiết bị mình tạo ra. Bạn có tin được không khi chưa đến chục nhân viên đã thực sự thấy iPhone trước khi Steve trình điễn thiết bị này tại Macworlđ năm 2007.

Nếu so với số lượng nhân viên khổng lồ đã tham gia vào đự án thì quy trình bảo mật của Apple quả đáng kinh ngạc. Qua một bài báo gần đây của tờ Times, mọi người biết được rằng “các nhân viên đều hết sức cẩn trọng với mọi thông tin của công ty bởi bất kỳ thông tin nào bị rò rỉ, người ta đều có cách để truy cứu về tận nguồn của nó. Các nhân viên tham gia vào các dự án nhạy cảm đều phải trải qua rất nhiều vòng kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Khi ngồi vào bàn làm việc, họ đều bị camera kiểm soát. Họ phải phủ một tấm vải màu đen lên các thiết bị và đèn đỏ sẽ báo nếu họ quên làm như vậy”. Ngoài ra, mọi người đồn rằng, tại trụ sở công ty, Steve thi thoảng kiểm tra ngẫu nhiên điện thoại iPhone của bất kỳ ai và sẽ sa thải người này ngay nếu anh ấy/ cô ấy quên đặt mật mã.

Nhân viên Apple than phiền các biện pháp này gây quá nhiều phiền toái và giảm năng suất. Người ta đã tranh cãi nhiều xung quanh vụ việc một nhà thầu phụ của Apple tại Trung Quốc đã để mất mẫu điện thoại iPhone và cuối cùng anh này đã phải tự vẫn do không thể tránh khỏi vụ kiện của Apple. Nhưng hầu hết nhân viên của Apple đều có thể nhận thấy lợi ích của việc giữ mọi kế hoạch của công ty bí mật đến phút cuối cùng. Không ai phàn nàn về sức hút công ty tạo ra với giới truyền thông. Ngay cả Woz - người trước kia đã không ngần ngại chỉ trích bạn mình - đã nhận xét “tôi mừng là Apple có thể giữ kín mọi thông tin về sản phẩm. Chính điều này đã luôn khơi gợi trong mọi người niềm đam mê, phấn khích - hồi hộp đón chờ sản phẩm mới ra đời, một sản phẩm mới đích thực”.

*******************

Kỳ 2: Người hùng - gã khùng:Tất nhiên, Apple sẽ không có được vị thế như ngày nay nếu Steve Jobs là một người xấu toàn diện. Ông ấy là một con người phức tạp. Như mọi người vẫn thường nhìn thấy ông trước công chúng, chỉ cần ông ấy muốn thì mọi người sẽ thấy Steve lịch lãm dến nhường nào.

Tuổi Trẻ Online trích đăng Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

Từ 20g hôm nay 23-12, Tuổi Trẻ Online sẽ trích đăng phần 2 Những gương mặt khác biệt và phần 3 Steve Jobs tự bạch về những khác biệt của cuốn sách Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt (Do First News và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành). Mời bạn đón đọc các kỳ tiếp theo vào 20g mỗi ngày trên Tuổi Trẻ Online.

TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên