08/03/2004 08:44 GMT+7

SSC - giải pháp cho thực hành hoá học

Theo Báo GD&TĐ
Theo Báo GD&TĐ

Ở Việt Nam, HS, SV chuyên cũng như không chuyên ngành hoá có kỹ nǎng thực hành kém. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tại các kỳ thi quốc tế HS của chúng ta lại có điểm thực hành kém hơn HS của các nước khác.

9kSkmXeL.jpgPhóng to
Để môn hóa không còn học chay
Ở Việt Nam, HS, SV chuyên cũng như không chuyên ngành hoá có kỹ nǎng thực hành kém. Đây cũng là nguyên nhân vì sao tại các kỳ thi quốc tế HS của chúng ta lại có điểm thực hành kém hơn HS của các nước khác.

Mấu chốt để giải quyết vấn đề này là làm sao giảm thiểu được chi phí cho hoá chất và thiết bị thực hành. Với mục tiêu này, trên thế giới nhiều nước đã chọn giải pháp thiết kế các bộ thí nghiệm mới dùng để tiến hành các thí nghiệm quy mô nhỏ (small - scall chemistry) - SSC.

Nội dung cơ bản của ý tưởng hoá học quy mô nhỏ (SSC) được thể hiện ở ba khía cạnh đó là: Kích thước của dụng cụ thí nghiệm rất nhỏ, lượng hoá chất tiêu tốn rất ít, vật liệu làm dụng cụ thí nghiệm chủ yếu làm bằng nhựa, khó vỡ. Chẳng hạn như với thí nghiệm điện phân dung dịch muối, thay vì sử dụng dung dịch điện ly đựng trong một cốc thuỷ tinh thì thí nghiệm của SSC chỉ cần một giọt nước muối rỏ trên miếng kính, điện cực là hai đầu bút chì nối với nguồn pin.

Qua thực tế áp dụng ở nhiều trường phổ thông tại Mỹ và châu Âu cho thấy những ưu điểm của SSC so với thực hành hoá học theo phương pháp cổ điển như: Lượng hoá chất tiêu thụ giảm 89%, chi phí hoá chất giảm 98%. Ngoài ra dưới góc độ môi trường, SSC còn làm giảm lượng hoá chất thải đến 99%, giúp tǎng nhận thức cho HS về hoá chất và ảnh hưởng đến môi trường, giảm sự tiếp xúc của HS với hoá chất độc hại. Vì những lý do trên, SSC không chỉ được coi là giải pháp cho thực hành hoá học mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường nên nó còn được gọi là Hoá học Xanh (Green Chemistry).

Từ nǎm 1997, UNESCO và IUPAC đã bắt đầu hợp tác triển khai ý tưởng về SSC và đã được nhiệt tình hưởng ứng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Vừa qua tại hội nghị Hoá học Quốc tế tổ chức tại Việt Nam, một số đại biểu của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã giới thiệu các bộ dụng cụ thí nghiệm hoá học quy mô nhỏ, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm triển khai áp dụng. Theo họ, muốn triển khai được ý tưởng này cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý GD và các công ty thiết bị trường học. Đồng thời, đội ngũ GV giảng dạy hoá học cũng cần được tập huấn trước để giảng dạy theo các dụng cụ mới.

Như vậy, nếu áp dụng được SSC vào giảng dạy hoá học, chắc chắn chúng ta có thể giải quyết được tình trạng dạy "chay" môn hoá học tại các cấp học.

Theo Báo GD&TĐ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên