Phóng to |
*sau acid acétic (3%): không hình ảnh bất thường; *vùng chuyển tiếp: jonction nằm ở mặt ngoài; *test de schiller:lugol không bắt màu vùng lộ tuyến. Kết luận: cổ tử cung lộ tuyến 1cm. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì? Và có nguy hiểm không?(Nguyễn Thị Thùy Trang) ?(nguyễn thị thuỳ trang)
Trả lời của phòng mạch online:
Theo chị mô tả, đây là kết quả soi cổ tử cung.
Để nhằm mục đích tầm soát phát hiện sớm các sang thương có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung, mỗi người phụ nữ sau khi lập gia đình sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm “phết mỏng tế bào cổ tử cung”.
Xét nghiệm này rất đơn giản, được thực hiện ngay trong quá trình thăm khám phụ khoa, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được lấy và phết lên lam và gửi đọc tế bào tại phòng xét nghiệm, kết quả thường có sau 3 ngày tới 1 tuần.
Trong trường hợp kết quả phết tế bào ghi nhận có tế bào bất thường hoặc khi thăm khám thấy có hình ảnh nghi ngờ ở cổ tử cung thì bệnh nhân sẽ được chuyển soi cổ tử cung.
Soi cổ tử cung là dùng một hệ thống máy soi có độ phóng đại gấp 10-30 lần, kết hợp với việc bôi các dung dịch axit acetic và lugol để có thể nhìn rõ được các sang thương có khả năng dẫn tới ung thư (được gọi là nghịch sản cổ tử cung hay tân sinh trong biểu mô).
Trong quá trình soi nếu ghi nhận các hình ảnh bất thường như vết trắng, chấm đáy, lát đá, tăng sinh mạch máu thì sẽ được bấm lấy một mẩu mô để chẩn đoán giải phẫu bệnh lý, giúp chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, từ đó đưa ra hướng xử trí .
Theo chị tả, kết quả soi của chị không ghi nhận những hình ảnh bất thường có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung. Bình thường cố tử cung có 2 loại cấu trúc, một là biểu mô lát, thường nằm bên ngoài, còn phần mô tuyến nằm trong kênh, phần tuyến này có thể lộ ra bên ngoài, gọi là lộ tuyến cổ tử cung.
Lộ tuyến cổ tử cung không phải là bệnh mà chỉ để mô tả tình trạng hiện tại của cổ tử cung. Tình trạng này có thể trở về bình thường nhờ những quá trình biến đổi tự nhiên. Tuy nhiên, phần lộ tuyến này rất dễ bị nhiễm trùng do cấu trúc chỉ có 1 lớp tế bào so với biểu mô tuyến, có rất nhiều lớp tế bào. Do đó, theo tôi, chị không phải lo lắng, chỉ nên tiếp tục theo dõi, kiểm tra định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ và điều trị nhiễm trùng nếu có.
Th.s, BS NGUYỄN HỒNG HOA
Giảng viên bộ môn Sản BV ĐH Y Dược TP.HCM
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận