16/01/2023 11:12 GMT+7

'Sợ Tết': Sao để mình bị cuốn vào điều khó xử?

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Bảo Ân nói có nhiều lý do để "sợ Tết". Bởi sự quan tâm về công việc, mức lương, sự thăng tiến nó liên quan đến sự thành công, thất bại của một người trong công việc, cuộc sống.

Sao để mình bị cuốn vào điều khó xử? - Ảnh 1.

Thay vì để tâm vào điều khiến mình khó xử, hãy để lòng mình hướng đến nhiều giá trị khác của những ngày Tết - Ảnh: Q.L.

Có không ít người xa quê ngại trở về ngày Tết, theo anh Ân, một trong những lý do vì nếu không thành công sẽ bị người khác xem thường. Anh Ân nói:

- Nếu ai đó đánh giá và xem thường bạn theo cách như vậy, hãy thử hỏi bản thân rằng mình có thật sự cần những mối quan hệ như vậy. Vì ở chiều ngược lại, chắc chắn Tết sẽ là khoảng thời gian được trông đợi nhất trong năm khi họ thành công như mong đợi. Cho nên, có khi "sợ" Tết một phần vì chưa biết cách đối diện và xử lý điều khiến mình khó chịu, ngại ngùng không muốn mà vẫn gặp trong ngày Tết.

* Nghe có vẻ như nhiều người đang phải gồng mình, chưa biết đối diện thế nào chứ thực ra Tết đâu phải là nguyên nhân của nỗi sợ?

- Đúng vậy! Với một số người, Tết là điều kiện để cho những nỗi lo khởi phát. Do chúng ta điều kiện hóa ngày Tết, cứ Tết phải như thế này như thế kia, hoặc tôi phải có được những điều kiện như thế nào đó thì cái Tết mới được trọn vẹn, mà đôi khi những tiêu chí như vậy cần nên được nhìn lại.

Một điều cần ghi nhớ là diễn trình đời sống có lúc lại không như những tiêu chí mình mong đợi, mà đôi lúc chúng ta chỉ vì một vài tiêu chí lại bỏ qua một thực tại đời sống là điều cần được xem lại ở những góc nhìn rộng mở hơn.

Sao để mình bị cuốn vào điều khó xử? - Ảnh 2.

Đã tới lúc mọi người cần học cách tôn trọng những điều riêng tư của nhau.
NGUYỄN BẢO ÂN (thạc sĩ tâm lý)

* Nói vậy chứ Tết về quê mà bị săm soi lương, rồi hỏi chuyện cưới xin quả cũng sợ Tết thật. Nên ứng xử thế nào với những tình huống ấy?

- Tùy bối cảnh giao tiếp, mức độ thân tình của các mối quan hệ mà câu trả lời sẽ khác nhau. Khi ta có vết thương, ai đó vô tình động vào, cơn đau sẽ nhiều hơn bình thường. Nghĩa là với những vấn đề tế nhị, ta hãy tự thành thật với bản thân mình. Khi trung thực với chính mình, bản thân ta sẽ bớt gay gắt với những điều được hỏi.

Cần sử dụng khiếu hài hước để có câu trả lời hợp lý, khôi hài trong những tình huống như vậy. Chúng ta có quyền được tôn trọng những điều riêng tư, và không nhất thiết phải trả lời những câu hỏi xâm lấn vào ranh giới đời tư của mình. Dĩ nhiên hãy không trả lời theo cách lịch sự. Nếu người hỏi cảm thấy không vui vì không nhận được câu trả lời, hãy nhớ bạn đã lịch sự và bạn không có trách nhiệm phải làm hài lòng tất cả mọi người.

* Làm sao để có cái Tết vui, tự làm mới và phục hồi chính mình để đón năm mới an yên chứ không phải sợ Tết?

- Tôi vẫn cho rằng cần kết nối lại những giá trị truyền thống ngày Tết. Hãy ngưng điều kiện hóa ngày Tết bởi các tiêu chí của bản thân mà có khi những tiêu chí này lại xuất phát từ nỗi lo sợ của chúng ta.

Cứ xem Tết là khoảng thời gian được nghỉ ngơi và sum vầy với những người thương yêu của mình hoặc là với chính mình, để bản thân được phục hồi sau một năm vất vả. Để sự chú ý của mình hướng về những giá trị, khía cạnh khác của dịp Tết thay vì bị cuốn theo bởi những điều làm mình khó xử. Chẳng lẽ chúng ta đốt cả khu rừng chỉ vì một vài cây bị sâu bệnh?

Thưởng Tết bao nhiêu, sinh con chưa..., xin thôi những câu hỏi kém duyênThưởng Tết bao nhiêu, sinh con chưa..., xin thôi những câu hỏi kém duyên

Tiền lương bao nhiêu? Thưởng Tết bao nhiêu? Bao giờ lập gia đình, sanh con cho ông bà? Đã chốt được công việc mới sau thời gian thất nghiệp chưa? Toàn câu hỏi "nghẹn họng" mà lại đúng mấy ngày Tết.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên