02/10/2013 11:26 GMT+7

Sợ bị "vắt chanh bỏ vỏ", em tôi muốn chuyển nghề…

HUỲNH NGỌC ÁNH(tổng giám đốc Công ty Career Vision)
HUỲNH NGỌC ÁNH(tổng giám đốc Công ty Career Vision)

TTO - * Em tôi sinh năm 1989, tốt nghiệp ĐH ngành CNTT năm 2012, hiện đang làm tại một công ty phần mềm nước ngoài. Gần đây, em tôi bị dao động khi nghe một số thông tin rằng làm việc trong ngành này dễ bị đào thải, "vắt chanh bỏ vỏ" sau một thời gian cống hiến.

VXTi6QfI.jpgPhóng to
Ảnh: verto.org.au -
TTO - * Em tôi sinh năm 1989, tốt nghiệp ĐH ngành CNTT năm 2012, hiện đang làm tại một công ty phần mềm nước ngoài. Gần đây, em tôi bị dao động khi nghe một số thông tin rằng làm việc trong ngành này dễ bị đào thải, "vắt chanh bỏ vỏ" sau một thời gian cống hiến.

Vì vậy, em tôi khá hoang mang và có ý định muốn nghỉ việc tại công ty hiện tại để ôn thi đại học khối B, ngành y học cổ truyền. Gia đình tôi chưa biết phải khuyên em tôi như thế nào. Kính mong chuyên gia tư vấn giúp tôi giải pháp. (Lê Liên)

- Trước tiên tôi khẳng định tin đồn trên là hoàn toàn không đúng. Ngược lại, CNTT hiện nay là một ngành mà xã hội đang có nhu cầu rất cao và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều lao đao, chỉ có ngành CNTT vẫn phát triển tốt, có nhu cầu tuyển dụng cao so với các ngành khác, đặc biệt lĩnh vực gia công phần mềm cho các nước khác.

Chuyên viên lập trình còn có những cơ hội làm việc rất linh động và không bị giới hạn về không gian như: làm việc ở nước ngoài, làm việc tại nhà, ở Việt Nam nhưng có thể làm việc với các nước khác, tự phát triển những phần mềm ứng dụng để bán…Hơn nữa làm việc trong lĩnh vực này khiến các bạn luôn liên tục cập nhật kiến thức thông tin để bắt kịp với sự phát triển của ngành CNTT, như vậy sẽ tránh được sự nhàm chán và hạn chế lão hóa tư duy.

Về quan niệm “vắt chanh bỏ vỏ” thì bạn cần nói rõ cho em bạn hiểu là: khi đi làm thuê, đương nhiên phải chấp nhận bán sức lao động cho người khác để kiếm tiền, chấp nhận cho người khác “vắt chanh”, quan trọng là bạn có “chanh” để cho họ “vắt” hay không.

Kế tiếp, người ta có “bỏ vỏ” hay không cũng còn tùy vào bản thân mình. Nếu nhân viên thật sự có năng lực, đóng góp được nhiều cho công ty thì vai trò của họ ngày càng được khẳng định, khó ai có thể thay thế được, lúc đó công ty không những không thể “bỏ vỏ” (không thể thiếu bạn) mà còn phải đãi ngộ để giữ chân bạn vì lúc này, các công ty khác cũng đang rất cần những người như bạn và tìm nhiều cách để chiêu dụ. Điều này cũng đúng với mọi ngành nghề không chỉ ngành CNTT.

Ngành nghề nào cũng có lúc suy lúc thịnh, công việc nào cũng có lúc được ưu ái, có lúc không, điều quan trọng hơn hết cần phải xác định là bản thân em bạn có phù hợp với nghề này không. Nếu phù hợp, em ấy sẽ làm việc một cách say mê, có đam mê thì sẽ dễ đạt đến thành công hơn.

Nếu em bạn sau khi suy xét kỹ tự thấy mình không phù hợp với nghề này thì hãy quyết định chuyển ngành. Tuy nhiên trước khi theo đuổi một ngành mới cũng cần phải tìm hiểu rõ thông tin và xem xét kỹ bản thân mình có phù hợp với ngành này hay không, đừng vội vã quyết định thì cái sai này sẽ dẫn đến cái sai khác.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

HUỲNH NGỌC ÁNH(tổng giám đốc Công ty Career Vision)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên