Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải nhất Hackathon 2022 với ứng dụng 'Thử đồ không cần chạm'

T.TH
T.TH

Chung tay giải quyết những khó khăn cấp bách đang hiện hữu của các doanh nghiệp hiện nay, sinh viên các trường đại học (ĐH) đã mang đến Cuộc thi “Hackathon 2022 - Hack The Future” những dự án mới mẻ và đầy tiềm năng.

Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải nhất Hackathon 2022 với ứng dụng Thử đồ không cần chạm - Ảnh 1.

Đội EnerG (sinh viên ĐH Duy Tân) giành giải nhất Hackathon 2022

Trong đó, dự án "Ứng dụng Graph Neural Network và Computer Vision trong việc xây dựng hệ thống thử đồ trên sàn thương mại điện tử" của các bạn trẻ ĐH Duy Tân đã giành giải nhất chung cuộc.

Là sân chơi công nghệ với các thách thức của thực tế đời sống mà cụ thể là giải quyết các khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang gặp phải, các sản phẩm dự thi Hackathon nếu có tiềm năng sẽ nhanh chóng được hỗ trợ hoàn thiện và áp dụng vào thực tế. 

Có hơn 150 thí sinh đã đăng ký dự thi và 24 đội chơi đã lọt vào vòng sơ loại. Sau 3 tháng cho các thí sinh phát triển sản phẩm/dự án, vòng chung kết Hackathon 2022 đã diễn ra vào ngày 13 và 14-8-2022 với 10 dự án xuất sắc đến từ 10 đội thi cho những ý tưởng mang tính khả thi cao.

Kết quả, ban tổ chức đã trao thưởng cho các đội:

- Giải nhất: Đội EnerG (sinh viên ĐH Duy Tân) với "Ứng dụng Graph Neural Network và Computer Vision trong việc xây dựng API cho hệ thống thử đồ trên sàn thương mại điện tử".

- Giải nhì: Đội Vn.nV với dự án "ChợIk" (gồm nhiều sinh viên đến từ Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH South Florida, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Adelaide, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Khoa học và công nghệ quốc gia Đài Loan).

- Giải ba: Đội Coachi (sinh viên Passerellesnumeriques Việt Nam) với ứng dụng "Đặt vé xe và quản lý xe khách".

Hiện tại, khi sàn thương mại điện tử phát triển đã tạo điều kiện tối đa để người dân mua sắm mà không cần phải đến tận địa điểm bán hàng để mua sản phẩm. Tuy nhiên, tỉ lệ thuận với thuận lợi trên cũng là điều khiến các doanh nghiệp "đau đầu" với việc mua đi trả lại khi khách hàng không ưng ý với sản phẩm đã đặt mua, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. 

Trước thực tế đó, 2 sinh viên ngành Big Data & Machine Learning của ĐH Duy Tân là Nguyễn Vĩnh Huy và Võ Thành Hậu đã lập nhóm EnerG và lên ý tưởng thực hiện "Ứng dụng Graph Neural Network và Computer Vision trong việc xây dựng API cho hệ thống thử đồ trên sàn thương mại điện tử". Ứng dụng này giúp khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm mình ưng ý, tiết kiệm thời gian, đồng thời tránh được tình trạng đổi trả hoặc thử đồ trực tiếp làm hư hỏng sản phẩm.

Thao tác sử dụng ứng dụng do các bạn trẻ Duy Tân sáng tạo là khá đơn giản và dễ dàng. Sau khi truy cập ứng dụng, người dùng sẽ nhập chiều cao và đăng tải bức ảnh cá nhân. Model đầu tiên sẽ vẽ ra khung xương, tính toán kích thước độ dài của vai, xương tay, xương hông,… 

Model thứ 2 có nhiệm vụ phân đoạn bức hình để tìm ra vị trí của các bộ phận trên cơ thể trong ảnh, hình dạng của từng bộ phận và từng pixel nào thuộc về bộ phận nào cụ thể. Sau đó, Model thứ 3 sẽ phác thảo trang phục do bên bán cung cấp thành một ảnh trắng đen rồi khớp áo quần vào đúng dáng người dùng đã nhập. 

Ngoài ra, từ ứng dụng độc đáo này, các nhà thiết kế thời trang có thể hỗ trợ thiết kế các trang phục giới hạn dành cho khách hàng có vóc dáng riêng biệt.

Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải nhất Hackathon 2022 với ứng dụng Thử đồ không cần chạm - Ảnh 2.

Đội EnerG thuyết trình tại chung kết Hackathon 2022

Ứng dụng này cung cấp API với lượt sử dụng miễn phí có giới hạn, giúp người dùng cá nhân có thể thử đồ trên các sàn thương mại điện tử khác nhau. Đối tượng sử dụng có thể là người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử, các trung tâm thương mại hay các nhà thiết kế thời trang. 

Điểm ấn tượng ở dự án là có sử dụng các công nghệ: Deep Learning, Computer Vision, ReactJS, Flask… nhằm tạo ra hệ thống thử đồ không chạm, khớp quần áo với dáng người khi kết nối mạng GAN, OpenPose, LIP_JPP NET.

Chia sẻ về tính khả thi của dự án, bạn Thành Hậu cho biết: "Đối với các công nghệ chúng em đã áp dụng, ReactJS và Flask là những thư viện và framework mạnh mẽ, mã nguồn mở, có document đầy đủ và cực kỳ cụ thể, có cộng đồng hỗ trợ đông đảo. 

Bên cạnh đó, lĩnh vực Machine Learning và Deep Learning đang phát triển vượt bậc, những kiến trúc mạng liên tục được cập nhật, tối ưu hóa với sự hỗ trợ mạnh mẽ đến từ các ‘ông lớn’ trong lĩnh vực công nghệ cùng các Framework mạnh mẽ như: Tensorflow của Google hay Pytorch của Facebook.

Dựa trên các công nghệ đó, chúng em đã hoàn thành xong phần core của sản phẩm về các kỹ thuật như Deep Learning và Computer Vision, Model đạt chất lượng tốt, giao diện hoàn thiện để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Đây có thể là dự án khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay bởi các doanh nghiệp ứng dụng các kỹ thuật như Deep Learning hay Computer Vision thường chỉ phát triển riêng cho mình, không cung cấp cho bên thứ ba. 

Vì vậy, dự án của chúng em hướng đến việc chia sẻ cho cộng đồng thông qua các API ‘mở’. Các doanh nghiệp hoặc người dùng cá nhân có thể dùng thử miễn phí với số lần giới hạn, sau đó có thể thỏa thuận để thuê API ở một mức giá hợp lý".

Chia sẻ niềm vui sau khi giành giải nhất cuộc thi, Vĩnh Huy cho biết: "Đến với ‘Hackathon 2022 - Hack the Future’, chúng em đã có cơ hội được thử sức mình ở một sân chơi lớn, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và cạnh tranh ‘quyết liệt’ với 23 đội thi khác đến từ nhiều trường đại học khác nhau. 

Mỗi đội mang đến cho cuộc thi một màu sắc đặc trưng với các dự án đầy tiềm năng, ý tưởng độc đáo, kết hợp với đó là những yếu tố công nghệ bài bản và trình bày rất ấn tượng. Vì thế, chúng em cảm thấy rất vinh dự khi giành được giải nhất chung cuộc. 

Trong thời gian tới, chúng em sẽ cải thiện phần giao diện và độ chính xác của mô hình. Sau đó sẽ tích hợp thêm Chatbot và Recommendation System để phát triển một trang thương mại điện tử hiện đại và hoàn chỉnh hơn nữa".

ĐẠI HỌC DUY TÂN

* Top 500 Đại học tốt nhất thế giới & Top 100 Đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.

* Top 210 Đại học tốt nhất châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học tốt nhất thế giới năm 2023 theo QS Rankings.

* Top 901-1000 Đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2022.

* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report.

* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.

* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành du lịch.

* Top 107 thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).

* Xếp thứ 1 đại học của Việt Nam (thứ 1140 thế giới) trên bảng xếp hạng các đại học trên thế giới - CWUR.

* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.

* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1092 thế giới trên bảng xếp hạng website các trường đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào giữa tháng 7-2022.

* Ngành khoa học máy tính & kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 151-200 thế giới, Top 1 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2022.

* Lĩnh vực khoa học máy tính & kỹ thuật công nghệ xếp hạng Top 251-300 thế giới theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.

* Lĩnh vực y, dược, lâm sàng xếp hạng Top 176-200 thế giới theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.

* Top 98 trong bảng xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022.

* Xếp thứ 8 - Trường đại học tư thục tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.

Webometrics xếp hạng các trường đại học của Việt Nam 2022 Webometrics xếp hạng các trường đại học của Việt Nam 2022

Webometrics vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học trên thế giới tháng 7-2022. Có 184 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng đợt này, tăng 6 trường so với kỳ trước.

T.TH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên