01/03/2011 07:23 GMT+7

SEA Games cho ai?

HUY THỌ
HUY THỌ

TT - Tình cờ vào một diễn đàn về võ thuật trên mạng, chúng tôi thấy có một chuyện khá thú vị. Một thanh niên có nickname chutancuong kể rằng anh xem trên truyền hình một chương trình về nữ võ sĩ karatedo Phạm Hồng Hà.

TT - Tình cờ vào một diễn đàn về võ thuật trên mạng, chúng tôi thấy có một chuyện khá thú vị. Một thanh niên có nickname chutancuong kể rằng anh xem trên truyền hình một chương trình về nữ võ sĩ karatedo Phạm Hồng Hà.

Cô cho biết tại SEA Games 1991 ở Philippines đã được “bốc” sang đội tuyển võ gậy (anis) và đoạt HCB. Sau đó, võ gậy biến mất ở các kỳ SEA Games kế nên Hồng Hà quay trở lại karatedo. Năm 2005, khi Philippines làm chủ nhà SEA Games 23 võ gậy lại tái xuất và ở đó chúng ta có võ sĩ Nguyễn Quang Tùng xuất thân từ pencak silat đoạt HCV. Chutancuong xem các clip về võ gậy mà mê, bèn lên diễn đàn hỏi xem có chỗ nào để học. Kết quả là chả có chỗ nào để học cả! Lạ chưa?

Thật ra không có gì lạ nếu nghe tiếp câu chuyện sau: Ngày 27-2-2011, ông Hoàng Vĩnh Giang - phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam - vừa dự cuộc họp Hội đồng thể thao Đông Nam Á tại Bali trở về. Nội dung cuộc họp là gút lại số môn thi, số huy chương tại SEA Games 26 vào cuối năm nay. Trong những câu chuyện ông Giang kể với các phóng viên (sau đó rất nhiều báo đã đăng), có chuyện khi cuộc họp bàn việc đưa vovinam vào SEA Games 26 thì đại diện Philippines phản đối. Trong giờ giải lao, ông Giang đã gặp đại diện phía Philippines để nhắc lại chuyện Việt Nam từng ủng hộ võ gậy như thế nào tại các kỳ SEA Games do Philippines tổ chức. Kết quả khi trở lại cuộc họp, đại diện Philippines ủng hộ đưa vovinam vào SEA Games 26!

Liên hệ hai câu chuyện nêu trên, chúng ta sẽ thấy được bản chất của SEA Games hiện nay là gì. Đó là những cuộc mặc cả, đổi chác mà dân trong nghề thể thao gọi là “đá banh bàn”! Người ta hoàn toàn không tính tới chuyện cùng nhau phát triển thể thao - văn hóa (thông qua các môn võ đặc trưng của từng quốc gia) như vẫn nói cửa miệng với nhau. Vì vậy nên không lạ khi các quốc gia nằm trong tốp 4 của thể thao Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia nếu làm chủ nhà SEA Games thì cầm chắc ngôi đầu bảng với số lượng HCV áp đảo đoàn thứ nhì. Và vì vậy cũng đừng thấy lạ khi ông Giang dù không thành công trong cuộc đấu tranh bảo vệ môn bóng đá nữ, nhưng cũng rất vui vì đã được “đổi” bằng cả chục nội dung khác là thế mạnh của thể thao VN.

Năm 1958 khi tham dự Asiad lần 3 tại Nhật, thấy buồn vì trình độ các nước trong khu vực Đông Nam Á quá thấp, phó chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất tổ chức một đại hội thể thao dành cho các nước trong khu vực nhằm tăng tính cọ xát, nâng cao trình độ thể thao các nước trong khu vực. Đề nghị này đã được Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam và Campuchia hưởng ứng. Sau này có thêm sự tham gia của Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei và Đông Timor.

Tuy nhiên, đã 25 lần được tổ chức nhưng SEA Games vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Thể thao Đông Nam Á vẫn cứ bị mỉa mai là “vùng trũng”! Lý do vì ngày hội này ngày càng biến tướng, trở thành nơi đánh bóng tên tuổi của những nhà quản lý thể thao thông qua việc kiếm càng nhiều huy chương càng tốt.

HUY THỌ

HUY THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên