21/10/2015 17:15 GMT+7

Tốc độ ôtô trong khu vực đông dân cư sẽ tăng 10km/giờ?

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO -  Tốc độ chạy ôtô trên đường đôi có dải phân cách giữa và đường 1 chiều có 2 làn xe trong khu vực đông dân cư sẽ tăng 10km/giờ so với quy định hiện tại.

Đó là nội dung dự thảo thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ đang được Bộ GTVT lấy ý kiến góp ý.

Với đường bộ trong khu vực đông dân cư, hiện nay quy định tốc độ xe cơ giới theo 2 nhóm xe: ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải dưới 3.500kg tốc độ tối đa 50km/giờ; ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải từ 3.500kg trở lên; ôtô sơmi rơmoóc; ôtô kéo rơmoóc; ôtô kéo xe khác; ôtô chuyên dùng; môtô; xe máy tốc độ tối đa 40km/giờ.

Tuy nhiên, dự thảo thông tư chia tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư theo hai loại đường, không phân biệt theo nhóm xe và tăng thêm 10km/giờ tương ứng với mỗi loại đường. 

Loại đường bộ

Tốc độ tối đa (km/giờ)

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

60

Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.

50

Với tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, dự thảo cũng bỏ quy định theo 4 loại xe, chia tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư chạy xe theo hai loại đường; đường không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe giữ nguyên tốc độ tối đa như hiện nay; đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe trở lên được tăng tốc độ tối đa 10km/giờ.

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/giờ)

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới

Ôtô con, ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.

90

80

Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.

80

70

Ôtô buýt; ôtô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc; ôtô chuyên dùng; môtô.

70

60

Ô tô kéo rơmoóc; ôtô kéo xe khác; xe máy.

60

50

Đối với các loại xe cơ giới khác như máy kéo, các loại xe tương tự, xe máy chuyên dùng hiện đang được phép hoạt động có tốc độ tối đa được quy định là không quá 30km/giờ. Dự thảo thông tư bổ sung thêm xe đạp máy vào nhóm phương tiện này và quy định tốc độ tối đa không quá 40 km/giờ trên mọi đoạn đường kể cả trường hợp có biển hạn chế tốc độ có giá trị lớn hơn 40km/giờ.

Dự thảo thông tư quy định các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Riêng đối với ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, ôtô buýt, ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn, ôtô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc, ôtô chuyên dùng, ôtô kéo rơmoóc, ôtô kéo xe khác không được phép chạy quá 100km/giờ kể cả trường hợp có biển hạn chế tốc độ có giá trị lớn hơn 100km/giờ.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam - đơn vị soạn thảo dự thảo thông tư, lý do phải soạn thảo thông tư thay thế thông tư 13/2009/TT-BGTVT (thông tư 13) do có nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh sau 6 năm thực hiện thông tư số 13 (có hiệu lực thi hành từ 1-9-2009).

Cụ thể, thông tư 13 chưa quy định rõ ràng tốc độ tối đa cho phép đối với từng loại đường, đặc biệt là đường cao tốc, đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều. Trong khi đó, tình trạng đường sá đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, yếu tố hình học, chất lượng mặt đường tốt hơn; phương tiện tham gia giao thông có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, hệ thống an toàn, hệ thống phanh, điều khiển hiện đại hơn.

 
TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên