Hiện nay ở Việt Nam có loại xe máy không thiết kế đèn nhận diện, có loại bố trí chung trong đèn pha, có loại tách riêng, có loại luôn bật khi xe nổ máy, có loại do người chạy xe chủ động bật - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bà Nga cho biết trong phần quy tắc giao thông đường bộ, dự thảo Luật giao thông đường bộ đưa ra các quy định liên quan đến đèn nhận diện của xe máy.
Đây là nội dung được luật hóa theo quy định tại điều 32 Công ước Vienna đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia, bao gồm các quốc gia có khí hậu tương đồng với Việt Nam.
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, dự thảo tiếp theo sẽ được chỉnh lý theo hướng không quy định cứng việc bật đèn nhận diện thành quy tắc giao thông.
Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện là một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước Vienna về giao thông đường bộ, vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân.
Trước đó, khoản 3 điều 27 của dự thảo Luật giao thông đường bộ về quy tắc sử dụng đèn của phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Quy định này được ban soạn thảo Luật giao thông đường bộ lý giải nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ôtô dễ dàng nhận diện xe máy, đặc biệt với các xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong xe không phát hiện được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận