Tạm giữ xáng cạp gây sạt lở bờ sông Tiền
Kết luận cho biết đợt sạt lở ở xã An Bình vừa qua có cung trượt lớn và sâu, phạm vi sạt lở theo chiều ngang vào bờ 40m, sâu trên 10m. Đất sạt lở do bị hạ thấp cục bộ của dòng dẫn khiến phần đất mái bờ có tác dụng chống trượt bị mất đi và gây ra sạt lở.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình các năm 2009, 2011 và 2012; tài liệu qui hoạch khai thác cát và đánh giá tác động môi trường cho thấy chiều sâu khai thác trung bình hàng năm 0,57m, chiều dày khai thác cho phép 0,5-3,5m, trong khi tại vị trí cách bờ 200m vị trí bắt đầu được khai thác cát, địa hình lòng sông đã bị hạ thấp từ 3m (năm 2009-2011) xuống còn 8,55m (năm 2009-2012). Như vậy sự hạ thấp cục bộ của dòng sông là kết quả của hoạt động khai thác cát.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam kiến nghị cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ việc khai thác cát. Trước mắt nên dừng khai thác cát ở khu vực sạt lở đang có địa hình lòng dẫn khá sâu và có thể tiếp tục gây sạt lở tiếp tục.
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo cấm không cho khai thác cát ở khu vực sạt lở. Đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá thiệt hại và yêu cầu đơn vị khai thác cát bồi thường cho người dân khi có kết luận nguyên nhân gây sạt lở.
Theo đánh giá ban đầu, vụ sạt lở ở cù lao An Bình gây thiệt hại nhiều tỉ đồng cho người dân nuôi cá trong khu vực. Nhiều hộ dân đã lâm cảnh nợ nần và phá sản từ năm tháng qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận