![]() |
lái thương đánh đào rừng về thành phố bán - Ảnh Việt Hằng |
Năm nay, đào Hà Nội mất mùa tạo ra khả năng tiêu thụ đào rừng lớn nên giá đào Tây Bắc tăng vọt. Thêm vào đó, người chơi đào sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để mua những cây đào to, loại cổ, lâu năm để chơi vào ngày Tết. Vì vậy, bà con người HMông đang đua nhau chặt đào đi bán. Họ chặt quá sâu, cưa sát gốc, thậm chí đào cả gốc những cây đào vài chục năm tuổi để bán. Sau tết, nếu khách có nhu cầu mua gốc đào, bà con cũng sẵn sang đốn gốc.
Việc chạy theo lợi ích trước mắt của bà con đang làm giảm nhanh chóng diện tích đào Tây Bắc.Thế nên, các khu hoa đào rừng ngày một tan hoang.
Săn đào cổ
Trên bãi đất trống ven đường Trần Duy Hưng, hàng trăm cây đào rừng được cắm xuống đất. Giữa vườn, một cây đào cổ thụ hàng trăm tuổi gốc to như cột nhà trên cành treo một băng lụa dán hàng chữ Đào Mốc Tây Bắc.
Ông Pừ ở xã Vân Hồ cho biết: “Đào rừng có 2 loại: đào mốc và đào phai. Đào mốc là giống đào của người Mông, nụ ít, mập, hoa hồng nhạt. Đào mốc mọc trong rừng sâu, trên các núi đá và khe suối. Thân và cành sần sùi, thô ráp. Nhiều cây còn có lớp rêu phủ. Loại này khó kiếm, nhưng được giá. Loại thứ hai là đào phai, thân và cành chắc khoẻ, nụ nhiều, hoa nở có màu phớt hồng. Đào rừng dáng khoẻ theo thế tự nhiên, lại chịu được va đập, nên rất được khách hàng ưa chuộng. |
Theo ghi nhận của TTO, từ giữa tháng Chạp, dọc hai bên quốc lộ 6 trên địa bàn xã Vân Hồ (Sơn La) đã trở thành một chợ đào. Chợ kéo dài trên 30 km. Tại đây bày bán những cành đào đủ loại to nhỏ.
Theo lời anh Lẫm, một lái xe đường dài, hiện nay ngoài Sơn La, các địa phương như thung lũng Tả Phìn, Sam Sả Hồ, Ô Quy Hồ của tỉnh Lào Cai cũng là nơi cung cấp nhiều đào cho lái xe chở về xuôi bán Tết.
Anh Sàng (Bản Đi, xã Vân Hồ) cùng 6 người trong gia đình đi bán đào cho biết mấy năm trước thỉnh thoảng mới có khách qua đường vào mua vài cây về chơi. Khi đường 6 từ Sơn La - Hà Nội được cải tạo thì chợ đào rừng hình thành. Từ giữa tháng chạp đến giờ, anh đã bán được hơn 100 gốc đào phai, thu được chục triệu đồng.
Không riêng gì anh Sàng, nhiều người dân khác cũng đổ xô đi chặt đào mang bán. Ban đầu chặt đào trong vườn nhà, nhưng sau không đủ, nên vào chặt cả đào rừng.
Anh Dũng, tư thương ở Nam Định cho biết theo quan niệm của nhiều người, nếu đầu năm có cây “cổ thụ” trong nhà thì sẽ có đủ cả 3 điều: “Phúc – Lộc – Thọ”. Với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, có cầu ắt sẽ có cung. Điều đó khiến các tư thương đến các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc để tìm mua các loại đào cổ thụ này để cung cấp cho thị trường.
Theo anh Dũng, mua một cây đào tại Mẫu Sơn chỉ mất có 120.000 – 150.000 đồng, với 30.000 đồng tiền công vác từ khe lên đường, cộng thêm tiền thuê xe chở về xuôi... Về Hà Nội, giá một cây rẻ nhất cũng là 500.000 đồng/cây, còn trung bình là từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Siêu lãi như vậy nên mỗi ngày trung bình anh Dũng đi đến 2 chuyến xe lên đây để thu mua đào.
Thi nhau chặt đào
![]() |
lái thương đánh đào rừng về thành phố bán - Ảnh Việt Hằng |
Tôi tìm đến thôn Khuổi Lầy và Khuổi Tẳng, bãi trồng đào trước kia nay giờ cũng trơ toàn gốc, những cây đào 5 – 10 tuổi đang trong giai đoạn cho quả nhiều nhất cũng phải “xuống núi” làm hoa cảnh cho người miền xuôi.
Anh Triệu Tiến Tài, thôn Khuổi Tẳng cho biết: “Tiếc lắm chứ, nhưng đói phải bán thôi, đợi đến tháng 6 mới có quả để bán thì lấy gì mà ăn...”.
Từ đầu tháng chạp, đội quân săn đào đã sục sạo khắp các bản ở đâu có đào đẹp là đặt mua. Khi tìm được khách mua họ mới đến cắt gốc. Với cánh buôn đào, mỗi năm chỉ cần mua được vài cây đào độc thì đã được một cái Tết đề huề. Do vậy việc săn đào đẹp ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Các thợ “săn” ngày càng phải đi sâu hơn vào các bản biên giới. Núi cao, rừng thẳm ở Sơn La, nơi nào cũng có dấu chân của họ.
Với kiểu tận diệt này, rừng đào cổ thụ của Mộc Châu và của cả Tây Bắc cạn kiệt dần. Những vựa đào nổi tiếng như Lóng Luông, Phiêng Luông, Vân Hồ (Mộc Châu) nay cũng dần vơi cạn, hoặc biến mất hẳn như vùng Chiềng Ngần (Thị xã). Nói như ông Bàn Văn Minh, hơn 70 tuổi, nông dân xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu, Sơn La): " Rồi rừng cũng vắng bóng cây đào như vắng con hổ, con báo thôi…"
Ông Lê Phúc Hà, trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Mộc Châu cũng cho biết thêm, trước đây, tổng diện tích đào của huyện có khoảng 4500 ha, đến nay chỉ còn khoảng 500ha. Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ Tịch UBND Huyện Mộc Châu, cho biết hiện tượng chặt đào Tây Bắc đưa về Hà Nội đã diễn ra rầm rộ trong vài năm gần đây. Địa điểm giao thương của cánh thương lái là trên trục Quốc lộ 6, đoạn chạy qua huyện Mộc Châu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận