23/04/2005 14:36 GMT+7

Robot "made in VN"

QUỐC THANH
QUỐC THANH

TTCN - TP.HCM đang chuẩn bị cho một thị trường robot công nghiệp VN. Các nhà chuyên môn cho biết chậm nhất vào năm 2006, thậm chí ngay trong năm nay, TP.HCM sẽ có những robot công nghiệp đầu tiên phục vụ các ngành sản xuất đặc thù...

sAVxx71S.jpgPhóng to
Robot quay phim được nhóm nghiên cứu thuộc đề tài khoa học cấp nhà nước KC.03.02 thiết kế, chế tạo thử nghiệm
TTCN - TP.HCM đang chuẩn bị cho một thị trường robot công nghiệp VN. Các nhà chuyên môn cho biết chậm nhất vào năm 2006, thậm chí ngay trong năm nay, TP.HCM sẽ có những robot công nghiệp đầu tiên phục vụ các ngành sản xuất đặc thù...

Khởi động: 10 sản phẩm robot

PGS.TS Phan Minh Tân - phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM - gọi năm 2005-2006 là giai đoạn khởi động của chương trình chế tạo robot công nghiệp ở thành phố. Đây là lần đầu tiên, TP.HCM chính thức thiết lập chương trình tương đối qui mô và dài hơi để chế tạo các loại robot phục vụ nhiều ngành kinh tế xã hội và mang tính thương mại cao.

Giai đoạn khởi động sẽ có ít nhất bốn loại robot tiêu biểu với khoảng 10 sản phẩm phục vụ sản xuất của TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Nhưng các nhà chuyên môn khuyến cáo: bước khởi động này nên chú trọng đến độ ổn định và độ tin cậy của sản phẩm. Còn khả năng nội địa hóa chỉ nên ở mức “có quan tâm đến...” và cố gắng thực hiện ở chừng mực thích hợp, nhằm tạo uy tín bước đầu đối với những sản phẩm được chuyển giao.

Sau hai năm khởi động sẽ là giai đoạn “hoàn thiện sản phẩm và mở rộng phạm vi chuyển giao”, khoảng năm 2007-2008. Thị trường bấy giờ là trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng sẽ xuất hiện những sản phẩm robot mang đặc trưng “made in VN”. “Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là tìm mọi giải pháp nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trên các sản phẩm robot, sử dụng nhiều chất xám VN”, ông Phan Minh Tân cho rằng đây là mục tiêu nặng nề, “nhưng nếu đạt, sẽ tăng đáng kể uy tín và trình độ chế tạo robot của chúng tôi”. Và ngoài các sản phẩm công nghiệp, sẽ hướng đến các sản phẩm phục vụ trong các lĩnh vực khác.

Một cái nhìn xa hơn cũng được những người thực hiện chương trình sản xuất robot công nghiệp đặt ra: tham gia triển lãm khu vực ASEAN vào năm 2009-2010. Đồng thời hướng đến mục tiêu xuất khẩu robot “made in VN”.

Trình độ chế tạo đến đâu?

8qi8qPJb.jpgPhóng to
Robot hàn đang ứng dụng thử nghiệm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là một trong số sáu robot mẫu của đề tài khoa học cấp nhà nước KC.03.02, do PGS.TS Lê Hoài Quốc làm chủ nhiệm
Sự thành công của chương trình chế tạo robot công nghiệp TP.HCM phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các nhà chế tạo robot ở thành phố. Vậy trình độ chế tạo robot của TP.HCM đang đạt ở mức nào?

PGS.TS Lê Hoài Quốc - khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết trên thế giới robot công nghiệp đã được chế tạo từ năm 1961, “nay ta mới làm là đã chậm lắm rồi”. Theo ông, nếu mua các loại linh kiện rồi lắp ráp thành một robot đáp ứng yêu cầu sản xuất là việc làm hoàn toàn nằm trong tầm tay. “Nhưng cái khó nhất nằm ở chỗ có khả năng nội địa hóa hay không!” - ông Quốc nhấn mạnh.

Ông Quốc đánh giá rằng năng lực trong nước hiện nay có thể thiết kế các phần cơ, điện và điều khiển, phần mềm... cho một robot, hoàn toàn đủ khả năng thiết kế các loại robot vạn năng và chuyên dùng theo mẫu của nước ngoài hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất, đặc biệt là các phần mềm điều khiển robot, phần mềm phối hợp giữa robot với hệ thống sản xuất...

“Tôi tin là đến năm 2010, TP.HCM sẽ có một sản phẩm

Nước ta hiện có khoảng 500 dây chuyền sản xuất gạch men với công suất trung bình mỗi dây chuyền 20-30 triệu viên/năm. Công nghệ sản xuất ở những dây chuyền này có khâu nghiền than và khâu cấp than từ nóc lò cho lò nung liên tục kiểu tuynen. Đây là môi trường bụi bẩn, nhiệt độ cao... nên rất cần những thiết bị thay thế con người.

Trên thực tế, ở lĩnh vực này kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã chế tạo được robot nghiền than. Phương án sử dụng robot cho khâu cấp than từ phía đỉnh lò luyện cốc của ngành gang thép đã được triển khai; robot bốc xếp trong dây chuyền sản xuất kính cũng đã được ứng dụng...

Việc sử dụng robot thay thế con người trong ngành đúc kim loại cũng là nhu cầu có thật. Ở ngành này, các khâu như rót kim loại, tháo dỡ khuôn... là những khâu nặng nhọc, dễ bị tai nạn và nhiều bụi bẩn.

Ngoài ra, công đoạn xi mạ, nhuộm đen, sơn... là những khâu sản xuất độc hại. PGS.TS Lê Hoài Quốc cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các robot vạn năng sáu bậc tự do kết hợp với chuyển động tịnh tiến của đế robot trên đường ray để thay thế người công nhân trong các môi trường sản xuất này. Riêng khâu tẩy sạch sản phẩm trong các bể chứa dung dịch axit của qui trình xi mạ có thể sử dụng kiểu robot cổng trục...

Trong công nghiệp đóng tàu, khâu làm sạch bề mặt thép trước khi sơn hiện dùng phương pháp phun cát, không chỉ gây bụi bẩn cho công nhân mà làm ô nhiễm khu vực xung quanh và hoàn toàn có thể dùng robot thay cho con người ở những môi trường này.

robot công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, tất nhiên là có khoảng cách về chất lượng với sản phẩm của các hãng chuyên sản xuất robot thế giới”. Lý do? Có nhiều yếu tố tác động: phương thức và phương tiện sản xuất, chi phí đầu tư, kinh nghiệm sản xuất, môi trường công nghiệp và thị trường các sản phẩm hỗ trợ... Tuy nhiên, robot sản xuất trong nước được cái lợi lớn là có thể chủ động bảo trì và nâng cấp với chi phí thấp; thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng; sử dụng chất xám tại chỗ... “Chính các yếu tố này giúp kéo giá thành robot trong nước xuống mức thấp đáng kể”.

Theo đặt hàng, không đầu tư tràn lan

Ông Phan Minh Tân cho rằng “bước đầu sẽ sản xuất robot theo đơn đặt hàng của các cơ sở sản xuất”. Các chuyên gia cũng chia sẻ quan điểm này và cho rằng “không nên đầu tư sản xuất tràn lan khi chưa có tín hiệu từ các nhà sản xuất”.

Nhưng liệu rằng các nhà sản xuất có “dũng cảm” đặt hàng và sử dụng robot chế tạo trong nước cho một khâu quan trọng nào đó trong dây chuyền sản xuất hay không? “Không đến nỗi không có đơn đặt hàng đâu, trong tay tôi đã có những đơn đặt hàng ban đầu, nhưng chỉ là những đơn hàng đơn chiếc thôi” - PGS.TS Lê Hoài Quốc trả lời. Hiện nay nhu cầu robot gắn với các hệ thống sản xuất tự động là không bao nhiêu, nhưng những robot đơn lẻ, hoạt động trong các môi trường nguy hiểm và độc hại... là một nhu cầu có thật, với số lượng cũng tương đối lớn. Vì thế mục tiêu của chương trình chế tạo robot của TP.HCM bám sát vào việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những robot có thể thay thế con người làm việc trong các môi trường khác nhau. Nhóm cũng đã có những kết quả khảo sát bước đầu về đáp ứng nhu cầu sử dụng robot ở các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, chế tạo cơ khí, chế tạo tàu thủy, an ninh...

Những bước khảo sát sơ khởi cho thấy nhu cầu sử dụng robot chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực độc hại và không an toàn, như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, đóng tàu, công nghiệp quốc phòng... Thực tiễn sản xuất đã cho thấy thị trường robot công nghiệp VN là thị trường khá sôi động, có qui mô tương đối, với những nhu cầu phong phú và đa dạng.

Chúng ta có thể hi vọng một thị trường sôi động dành cho những robot “made in VN” sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Nhưng theo các nhà chuyên môn, vấn đề còn lại là năng lực và khả năng chế tạo, đặc biệt là yêu cầu nội địa hóa, có đáp ứng được những yêu cầu sản xuất đặt ra hay không. Đấy mới là mấu chốt của vấn đề, là chìa khóa để mở cánh cửa thành công cho chương trình chế tạo robot công nghiệp của TP.HCM.

QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên