![]() |
Ảnh minh họa của gym.teltor.com |
Ông Triệu Kỷ Sinh - phó giáo sư của Trường đại học Thể dục Bắc Kinh - đã đưa ra câu trả lời là không. Ông Triệu giải thích rằng cường độ vận động càng cao thì sự bài tiết càng nhiều, việc gia tăng cường độ vận động sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt lượng hơn nên để duy trì nhiệt độ bình thường, cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để đẩy lượng nhiệt năng thừa ra ngoài.
Chất bài tiết mà ta gọi là mồ hôi đó bao gồm CO2 và nước. Thế nhưng cũng cùng một số người sau khi vận động, có người ra ít mồ hôi, có người ra nhiều, đó là do sự bài tiết ở mỗi người khác nhau.
Mồ hôi do tuyến bài tiết tiết ra và số lượng của tuyến này không chỉ khác nhau ở nam nữ, mà còn khác nhau tùy theo mỗi người. Mặt khác, ra mồ hôi ít hay nhiều cũng tùy thuộc lượng nước trong cơ thể. Người có hàm lượng nước nhiều trong cơ thể thì vận động sẽ tiết nhiều mồ hôi, ngược lại lượng mồ hôi sẽ ra ít hơn đối với cơ thể có hàm lượng nước ít. Vì vậy mà khi vận động ra nhiều mồ hôi, người tròn trịa sẽ rất khó thu hồi lượng nước cơ thể đã hao phí. Điều đó có nghĩa là cho dù thời gian vận động không dài, người đầy cân vẫn dễ bị mệt mỏi vì không điều chỉnh được sự bài tiết.
Người có thể chất cường tráng, bắp thịt và các cơ quan vận động tương đối khỏe mạnh thì cho dù có tập luyện nhiều cũng không bị mất sức, mồ hôi cũng ra ít hơn. Ngược lại đối với người có thể chất kém, chỉ cần tập luyện một chút mồ hôi cũng đã đầm đìa.
Ông Triệu Kỷ Sinh cũng bổ sung thêm rằng hiệu quả vận động có tốt hay không cũng dựa vào yếu tố nhịp tim trong lúc vận động. Phương thức tính toán để có hiệu quả hợp lý trong vận động là : nhịp tim lúc vận động = 220 - số tuổi. Ví dụ, một người 50 tuổi thì nhịp tim lúc vận động phải là 170 lần/phút, nếu vượt qua con số này thì cần giảm nhịp độ vận động cho thích hợp. Mặt khác, đối với những người vận động ít nhưng lại ra nhiều mồ hôi thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều hòa sự cân bằng cho cơ thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận