Quy Nhơn và ngày chủ nhật trực tuyến
![]() |
Chưa đến 7 giờ 30 nhưng đã có hơn 1000 bạn HS đến từ các trường THPT tại TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Sông Cầu (Tỉnh Phú Yên) đã tập trung về Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Bình Định để tham dự buổi giao lưu. 8 giờ kém 10 phút, lượng HS đến tham dự bỗng nhiên tăng vọt, lên đến hơn 2000 bạn. Các Thầy cô giáo của các trường THPT trong TP. Quy Nhơn cũng đến tham dự buổi giao lưu. Đến dự tư vấn còn có anh Huỳnh Thanh Xuân, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Định, anh Hà Cát, Uỷ viên Thường vụ tỉnh Đoàn, Trưởng ban trường học, anh Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.
Người dẫn chương trình buổi giao lưu trực tuyến là chị Mị Nương (phòng giáo dục TP. Quy Nhơn). Thật trẻ trung và tươi tắn trong tà áo dài, chị Mị Nương đã tiến hành phỏng vấn ngay các thầy giáo, những người vừa đến với TP biển Quy Nhơn. Mặc dù là TS vật lý, nhưng Thầy Nguyễn Kim Quang lại tâm sự với các bạn HS thật văn vẻ: “Các em có những lo toan trong mùa thi và mong rằng chúng ta có dịp giao lưu với nhau và cảm nhận về nhau tốt hơn”.
Còn TS Nguyễn Đức Nghĩa đã mang lại một niềm tự hào khi đưa ra lý do của mình: “Lần thứ hai tôi đến Quy Nhơn, một điều để khiến tôi không ngại đường xa là HS Bình Định trúng tuyển vào ĐHQG rất nhiều, ở Quy Nhơn cao hơn rất nhiều so với các tỉnh khác ở khu vực miền Trung". Bạn Ngọc Hân, trường THPT Lê Quí Đôn người mở màn với câu hỏi đầu tiên đã nhận được lời khen từ TS Nghĩa. Bạn hỏi: "Có phải vào ĐH là con đường duy nhất để vào đời không?" Và câu trả lời của TS Nghĩa là: "Bạn vẫn có thể thi vào hệ CĐ, có những chương trình đào tạo liên thông như ngành công nghệ thông tin của ĐH Khoa học tự nhiên, hoặc hệ hoàn chỉnh ĐH của trường ĐH Kinh tế TP.HCM".
* Có phải tất cả các trường đều thông báo điểm trước ngày 15-8 trên mạng internet không? Liệu những thí sinh không có điều kiện truy cập phải bị thiệt thòi trong việc đăng ký NV2, NV3? Các trường sẽ nhận NV2, NV3 như thế nào? (Phạm Thanh Việt)
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Thí sinh có thể xem điểm thi trên mạng internet, trên báo chí hoặc qua các dịch vụ thông báo điểm thi tuyển sinh.
Việc xét tuyển NV2, NV3:
+ Căn cứ trên dấu bưu điện (nên gửi bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh)
+ Phải xem, tập hợp những thông tin về xét tuyển (chỉ tiêu, điều kiện điểm xét tuyển... NV2, NV3) trên báo chí để quyết định chọn ngành, trường xin xét tuyển NV2, NV3.
* Em xin hỏi lệ phí thu năm nay như thế nào đối với thí sinh thi năm hai? (Nguyễn Thị Dịu – Trung tâm luyện thi Trần Bình Trọng – Quy Nhơn)
TS Nguyễn Đức Nghĩa: Lệ phí đăng ký dự thi là 40.000 đồng/hồ sơ (đóng lúc nộp hồ sơ). Lệ phí dự thi là 20.000 đồng/thí sinh (nộp tại phòng thi).
* Theo xu hướng hiện nay thì Bộ sẽ ra đề chung và sẽ bám theo chương trình phổ thông. Vậy để đậu vào ĐH thì chúng ta phải ôn theo chương trình trong sách giáo khoa là có 50% khả năng đậu. Liệu điều đó có tạo được sự yên tâm khi bước vào kỳ thi tuyển sinh được không? (Hà Bích Ngọc – 12Ap Quốc học Qui Nhơn)
TS Nguyễn Đức Nghĩa: Đề thi đại học phù hợp với nội dung hiệu chỉnh chương trình môn học ở cấp 3 ban hành năm 2000, chủ yếu là lớp 12.
* Kỳ thi đại học năm nay, Bộ GD - ĐT sẽ ra đề thi. Vậy việc ra đề như thế có khác gì so với các kỳ thi năm trước không? (Võ Thị Ánh Nguyệt – TT Luyện thi Qui Nhơn)
TS Nguyễn Đức Nghĩa: Việc tổ chức và ra đề thi chung của bộ GD- ĐT giống như năm 2003.
* Hiện nay, nước ta đang thiếu các kỹ sư lành nghề trong các ngành nghề như cơ khí điện tử, máy móc… Tại sao các trường đại học lại không tăng chỉ tiêu các ngành có liên quan đến công nghệ, kỹ thuật? (Bích Phượng - Quốc học Qui Nhơn)
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Năng lực đào tạo của một trường ĐH phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ giảng dạy.
* Các trường ĐH- CĐ sau khi xét tuyển NV1 có chừa chỉ tiêu lại cho NV2 hay không? Nếu có thì khoảng bao nhiêu phần trăm? (Nguyễn Đinh Huy – Trưng Vương, Qui Nhơn)
TS Nguyễn Đức Nghĩa: Chỉ có những ngành thiếu chỉ tiêu, thường có điểm chuẩn thấp mới có thể xét thêm NV2, NV3.
* Theo em biết năm nay các trường đều có điểm sàn riêng. Vậy các trường thuộc khối quân đội và công an an thì có điểm sàn hay không? (Đặng Ngọc Hoàng)
TS Nguyễn Đức Nghĩa: Cần phân biệt điểm chuẩn và điểm sàn. Điểm chuẩn: do trường quyết định, có thể có điểm chuẩn riêng theo từng ngành hoặc điểm chuẩn chung cho nhiều ngành trong trường.Trong khi đó, điềm sàn của khối thi do bộ quyết định, giúp các trường tuyển đủ chỉ tiêu mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo.
* Xin cho em biết cụ thể về điểm xét tuyển nguyện vọng 3? (Nguyễn Thanh Hòa – TT Trần Bình Trọng – Quy Nhơn)
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Điểm chuẩn NV1 của một ngành sẽ thấp hơn hoặc bằng điểm xét tuyển NV2 của ngành, điểm xét tuyển NV2 thấp hơn hoặc bằng điểm xét tuyển NV3 của ngành đó.
![]() |
TS Nguyễn Đức Nghĩa |
- TS Nguyễn Đức Nghĩa: Học sinh lớp 12 nếu đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc tốt nghiệp PTTH loại giỏi nếu dự thi đại học sẽ được cộng điểm trong năm đó, năm sau không được.
Không khí cuối buổi tư vấn như sôi động hẳn lên khi đích thân TS Nguyễn Đức Nghĩa bước xuống bục để hướng dẫn cách làm hồ sơ đăng kí dự thi. Ngày 15-3 là ngày bắt đầu các Sở GD-ĐT nhận hồ sơ đăng kí dự thi thì việc giới thiệu ngày hôm nay quả là rất cần thiết đối với các bạn thí sinh. Tiến sĩ Nghĩa căn dặn các thí sinh: "Chịu khó kiểm tra mã ngành có đúng với tên ngành đăng kí dự thi hay không, đã có trường hợp ghi mã ngành 106 với mong muốn thi vào ngành cơ khí, nhưng lại không ngờ đó là mã ngành công nghệ thông tin. Cuối cùng điểm đủ để vào ngành cơ khí, nhưng thí sinh này lại trượt công nghệ thông tin. Đó là điều có thật!". Nói về mã trường, TS Nghĩa nói website của báo Tuổi Trẻ đã cứu nguy cho nhiều địa phương, trường và nhiều TS khi đưa mã trường lên, nếu hỏi không được các em có thể truy cập vào trang web của báo Tuổi Trẻ để xem.....
Thầy Nghĩa còn trả lời hai câu hỏi “nhỏ” cho hai vấn đề “lớn”. Em ở Đắc Lắc, em muốn thi ở Quy Nhơn thay vì phải vào TP.HCM giờ phải làm sao? trong khi đó lại có một em ở Quy Nhơn đang ở TP.HCM nhưng phải quay về Quy Nhơn thi. Vấn đề thứ hai là “em muốn thi vào một trường ĐH không tổ chức thi tuyển thì làm sao? Theo tôi đó cũng là bất cập trong hệ thống tuyển sinh chúng ta, - TS Nguyễn Đức Nghĩa nói tiếp: "Đó là bất cập tuy Bộ chỉnh sửa nhưng vẫn chưa phải là hợp lý hoàn toàn. Bạn phải làm hồ sơ ĐKDT, sau đó làm đơn để các trường xét và đưa các em về trường đăng kí. bản thân tôi là thành viên Ban chỉ đạo nên những bất cập này chúng tôi sẽ đề cập đến ban chỉ đạo để giảm bớt những rắc rối và phiền phức cho các em trong quá trình dự thi".
Thầy Trần Thế Hoàng, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế TPHCM bắt đầu phần trả lời tư vấn của mình bằng cách trao một lúc hai phần quà cho hai bạn Huyền Trâm và Diệu Linh của trường Quốc Học Quy Nhơn. Cả hai bạn nữ này có cùng chung một câu hỏi hóc búa: “Tại sao ĐH Kinh tế chỉ tuyển khối A, trong khi khối D cũng là một khối khó và có rất nhiều trường có nhóm ngành kinh tế cũng tuyển khối D. Bên cạnh đó em cũng nghĩ khối D có môn tiếng Anh cũng là môn rất quan trọng cho nhóm ngành Kinh tế...”.
Bất ngờ trước câu hỏi hay, thầy Hoàng cũng thừa nhận: “Đây là câu hỏi hay không chỉ cho các em mà còn cho những những người quản lý chúng tôi. Tuy nhiên kiến thức này sẽ được chú ý trong chương trình đào tạo của hai ngành này. Ví dụ, ngoại thương, kinh doanh, quốc tế, du lịch rất cần kiến thức chung về xã hội và ngoại ngữ". Câu hỏi tiếp theo dành cho Thầy Hoàng cũng thật hóc búa: “Nhiều thí sinh thi vào ngành kinh tế như vậy sẽ có nhiều sinh viên ra trường, nhiều người ra trường thì... tỉ lệ thất nghiệp sẽ nhiều. Vậy theo thầy có nên thi vào ĐH Kinh tế không?”. Thầy Hoàng đã tư vấn ngay: “Với cách đặt vấn đề xuôi rồi ngược như vậy thì theo tôi nghĩ bạn nên thi vào ĐH Kinh tế. Không thể đào tạo ra 100% SV ra trường đều có việc làm ngay, nhưng nếu như các em có kiến thức chuyên môn giỏi, được trang bị thêm những kiến thúc bổ trợ như ngoại ngữ, tin học…, tôi tin với một nền kinh tế sôi động như hiện nay thì việc kiếm một việc làm không phải là khó”.
* Trường đại học kinh tế TP.HCM có ngành Tài chính - Tín dụng, vui lòng cho em biết sau khi ra trường em sẽ làm gì nếu học ngành này? (Lê Hồng Đức - Quy Nhơn)
- Thầy Trần Thế Hoàng: Tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, tuỳ theo chuyên ngành đào tạo, bạn có thể công tác tại các cơ quan sau:
- Các cơ quan quản lý tài chính như bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, sở Tài chính, cục thuế, kho bạc, các phòng tài chính, chi cục thuế, quản lý tài chính...
- Các công ty trong và ngoài nước.
- Các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm.
- Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
* Học cao đẳng kinh tế đối ngoại sau khi ra trường có thể học tiếp đại học Kinh tế đuợc không? Vì sức học của em chưa có thể thi đại học lập tức được. (Thanh An - Đồng Nai)
- Thầy Trần Thế Hoàng: Theo chủ trương hiện tại thì sinh viên tốt nghiệp CĐ có quyền học tiếp lên ĐH. Trường ĐH Kinh tế hằng năm có tổ chức khóa đào tạo hoàn chỉnh kiến thức đại học cho sinh viên tốt nghiệp CĐ.
* Nếu lấy điểm chung cho tất cả các ngành thì số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành cao như kế toán quá đông còn thí sinh đăng ký các ngành khác thấp thì dẫn đến tình trạng mất cân bằng về chỉ tiêu thì sao?
- Thầy Trần Thế Hoàng: Sau khi học giai đoạn đại cương, trường sẽ bổ túc sinh viên các ngành, chuyên ngành theo các tiêu chí:
- Kết quả học tập của sinh viên.
- Chỉ tiêu từng ngành, chuyên ngành.
- Nguyện vọng của thí sinh.
* Nếu thi vào ngành ngành kinh tế kế hoạch đầu tư thì sau này sẽ làm gì? (Hoàng Phương - Quốc học Quy Nhơn)
Thầy Trần Thế Hoàng: Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm việc tại:
+ Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Định.+ Các bộ phận kế hoạch của các địa phương, quận huyện.+ Các khu công nghiệp, khu chế xuất
* Vui lòng cho em hỏi học ngành nào để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của nước ta hiện nay? (Đặng Xuân Phát - Nguyễn Thái Học – Qui Nhơn)
- Thầy Trần Thế Hoàng: Ngành nào cũng phù hợp cả. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là phải phù hợp với sở thích của em, năng lực bản thân và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình.
- Em muốn thi vào ngành ngoại thương, nhưng không biết sau khi ra trường có thể làm được việc gì? (Hà Bích Ngọc - 12AP Quốc Học, TP. Qui Nhơn).
- Thầy Trần Thế Hoàng: Tốt nghiệp ngành ngoại thương, sinh viên có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, các khu chế xuất, các khu công nghệp cao... cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế và quan hệ đối ngoại.
* Muốn làm việc trong lĩnh vực thị trường chứng khoán thì em phải thi vào ngành nào? (Hoàng Đình Nguyên - Quốc học Quy Nhơn, Mạnh Trường Luân, 18 tuổi, lớp chuyên văn-Lê Quý Đôn, và rất nhiều học sinh khác).
- Thầy Trần Thế Hoàng: Em thi vào ngành tài chính ngân hàng, không có chuyên ngành thị trường chứng khoán, nhưng đó là kiến thức quan trọng cơ bản trong cơ cấu kiến thức của ngành tài chính - ngân hàng.
* Trong đào tạo trường ĐH Kinh tế TP.HCM và khoa Kinh tế của trường ĐH Quốc gia có gì khác nhau? (Nguyễn Hồng Phương, 19 tuổi, Qui Nhơn)

+ Khoa kinh tế ĐH Quốc gia TP.HCM.
+ ĐH Ngân hàng TP.HCM.
+ ĐH Nông lâm TP.HCM.
+ ĐH Mở bán công TP.HCM.
* Ngành kinh tế học đào tạo như thế nào? Ra trường làm gì? (Một bạn đọc ở Cà Mau)
Thầy Trần Thế Hoàng: Ngành kinh tế học đào tạo kiến thức chuyên sâu hiện đại về kinh tế học. Đây là một trong những chuyên ngành đào tạo ra các chuyên gia hoạch định chính sách cho nhà nước, tập thể và tư nhân. Ra trường, các bạn có thể làm việc trong các trung tâm nghiên cứu kinh tế trung ương, có thể là cấp bộ hoặc các doanh nghiệp.
Đến lượt TS Nguyễn Kim Quang (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) giới thiệu về các ngành của trường ĐH Khoa học tự nhiên. Thầy Quang đã giới thiệu thật chi tiết các ngành nghề, mà trường ĐH Khoa học tự nhiên là thâm niên đào tạo các ngành này. Cũng như giới thiệu về cơ sở vật chất mà trường vừa đầu tư xây dựng trong năm vừa qua như: thư viện điện tử, phòng thí nghiệm hay các chương trình hỗ trợ SV, giới thiệu chương trình học tín chỉ là như thế nào…
Một câu hỏi đầy tình cảm và thú vị dành cho ngay cho thầy Quang, khi mà một bạn HS tỏ vẻ băn khoăn nhà vật lý liệu có khô cứng quá hay không? Thầy Quang đã xin chân thành cám ơn bạn HS đã dành sự quan tâm dành cho mình. Thầy Quang nói: “Không phải những người học vật lý là khô cứng, mà tôi xin được giới thiệu Thầy Dương Ái Phương, Hiệu trưởng nhà trường cũng là một nhà vật lý học và cũng là người con của Bình Định".
* Thầy có thể cho em biết mục tiêu đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành vật liệu, trường ĐH Khoa học Tự nhiên? (Lê Quang Thiện – QN)
- Thầy Nguyễn Kim Quang: Ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, khả năng thực nghiệm và phương pháp chế tạo vật liệu chuyên sâu là màng mỏng và polymer. Đây là hướng phát triển mới của thời đại, đặc biệt là ở VN.
Khả năng sau khi ra trường: nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, viện cơ học, trung tâm kỹ thuật cao, giảng dạy lý – hóa…
* Theo em được biết, hằng năm ĐH Khoa học Tự nhiên có đào tạo cao đẳng ngành tin học. nếu sau khi tốt nghiệp, em học liên thông được không? (Lê Đức Độ - TT Trần Bình Trọng)
- Thầy Nguyễn Kim Quang: Hằng năm trường có tổ chức thi tuyển sinh lớp hoàn chỉnh đại học cho những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng của trường. học khoảng 2,5 năm là tốt nghiệp đại học chính quy.
* Ngành vật lý hạt nhân đào tạo như thế nào khi mà ngành này chưa phát triển tại nước ta? (Lê Xuân Minh – TT luyện thi Qui Nhơn)
Thầy Nguyễn Kim Quang: Trước tiên cần thi vào ngành vật lý, qua ba học kỳ sẽ chọn chuyên ngành. Ứng dụng của ngành này: nhà máy điện nguyên tử, chế tạo các đồng vị phóng xạ phục vụ sinh học, y học, nông nghiệp, công nghiệp, tìm kíêm tài nguyên khoáng sản.
![]() |
Thầy Nguyễn Kim Quang |
- Thầy Nguyễn Kim Quang: Sinh viên hóa phân tích được trang bị các phương pháp, quy trình phân tích các hợp chất hóa trong đó có hóa dầu.
* Trong đào tạo, khoa công nghệ thông tin của các trường ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông và ĐH Nông lâm TP.HCM có gì khác nhau? (Nguyễn Anh Thi, học sinh trường Lê Quý Đôn, Qui Nhơn)
- Thầy Nguyễn Kim Quang: Các trường này đều có nền kiến thức CNTT gần như nhau nhưng có khác nhau ở định hướng chuyên môn sâu. Chẳng hạn, CNTT của ĐH Bách Khoa chuyên về phần cứng, còn ĐH Khoa học tự nhiên thiên về phần mềm với những chuyên ngành khác nhau, đặc thù như hệ thống thông tin, công nghệ tri thức...
* Sự khác nhau trong đào tạo giữa ngành công nghệ sinh học khối A và khối B? (Nguyễn Anh Thi (12T Lê Quý Đôn)
- Thầy Nguyễn Kim Quang: Chương trình của ngành công nghệ sinh học không phân biệt khối thi đầu vào A hoặc B.
Bạn Phan Nguyễn Châu Quỳnh người phát hiện ra thiếu ngành công nghệ hoá học của trường ĐH Nông Lâm TPHCM trong tài liệu Những điều cần biết, thầy Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng trường đã tặng một phần quà, vì theo thầy Hùng việc tìm ra sai sót như vậy cũng xứng đáng được nhận quà. Công nghệ hoá học là việc ứng dụng hoá chất trong sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất phục vụ cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng....
Sau khi giới thiệu sơ lược và ngắn gọn về ĐH Nông lâm, thầy Hùng đã chú trọng giới thiệu về 6 ngành mới mà ĐH Nông lâm mở trong năm 2004. Đặc biệt, đến với ngày tư vấn tuyển sinh hôm nay, thầy Hùng cũng mang theo 500 cuốn cẩm nang của ĐH Nông lâm để tặng cho các bạn HS tham dự ngày tư vấn.
Cùng thời điểm diễn ra buổi giao lưu tại Qui Nhơn, tại Tòa soạn TTO, PV Tuổi Trẻ cũng tham gia trả lời các câu hỏi của bạn đọc chung quanh các thắc mắc về tuyển sinh 2004.
* Em định thi vào ngành kinh tế đối ngoại trường ĐH Quốc gia TP HCM, trong phiếu đăng kí dự thi em phải ghi trường dự thi như thế nào, ngành này thi tuyển khối nào, có bao nhiêu chỉ tiêu? (Lê Thị Xuân Dung , 18 tuổi) tutudetuinghi@yahoo.com.hk)
- PV Đoàn Từ Duy: Năm 2004, ngành kinh tế đối ngọai (mã ngành 402) thuộc khoa kinh tế ĐH Quốc gia TPHCM (mã trường QSK) có 220 chỉ tiêu, tuyển sinh theo khối A và D1.
* Có thể cho biết dược tỉ lệ chọi của năm nay không? (Huỳnh Nguyên Năng, 18 tuổi, 94 Trần Phú, Thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định)
- PV Đoàn Từ Duy: Sau khi hết thời hạn đăng ký dự thi, các trường mới bắt đầu công tác thống kê số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành, từng trường, lúc đó tỉ lệ "chọi" mới xác định.
Theo các chuyên gia về tuyển sinh, tỉ lệ "chọi " trong một kỳ tuyển sinh chỉ là con số mang tính chất tham khảo, không quan trọng lắm bởi mỗi năm, sự lựa chọn ngành nghề của thí sinh, chỉ tiêu ngành nghề của các trường có thay đổi.
* Em muốn thi vào ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thì có thể thi vào trường nào tại TPHCM? (Linh, 18 tuổi, Quảng Ngãi)
- PV Đoàn Từ Duy: Bạn có thể đăng ký dự thi vào các trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Kiến trúc TPHCM, ĐH Bán công Tôn Đức Thắng theo khối A hoặc xét tuyển vào các trường ĐH dân lập Văn Lang, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TPHCM, ĐH dân lập Hồng Bàng cũng theo khối này. MỘt số trường ĐH khác ở TPHCM cũng có tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển thí sinh vào ngành xây dựng cầu đường, xây dựng công trình thủy... theo khối A.
* Hai ngành cơ điện tử và cơ kỉ thuật của trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đào tạo chương trình gì? Khi ra trường sẽ làm việc ở đâu? (Le Duc Hau, 18 tuổi, Bình Định)
- PV Phúc Điền: Ngành cơ điện tử ĐH Sư phạm kỹ thuật đào tạo các kiến thức liên quan đến sức bền vật liệu, kim lọai học và nhiệt luyện, kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, nguyên lý - chi tiết máy, công nghệ kim lọai, linh kiện điện tử, truyền động khí nén, truyền động thủy lực, kỹ thuật lập trình PLC, truyền động điện, kỹ thuật cảm biến, vi xử lý ứng dụng, tay máy người máy... Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí, điện hoặc điện tử tự động hóa, chế tạo robot và các ứng dụng của nó, giảng dạy nghiên cứu ở các trường, viện liên quan đến lĩnh vực trên.
Ngành cơ kỹ thuật đào tạo các kiến thức liên quan đến chi tiết máy, ma sát học, công nghệ chế tạo máy cơ học kết cấu, lý thuyết dẻo và đàn hồi. cơ giải tích... Tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác giảng dạy môn cơ kỹ thuật ở các trường ĐH, CĐ, THCN, trường nghề hoặc làm những công việc liên quan đến ngành cơ khí chế tạo máy...
![]() |
Khung cảnh buổi giao lưu tại Quy Nhơn |
- PV Đoàn Từ Duy: Nếu đã có kết quả được xét tuyển thẳng, bạn chỉ còn phải đợi đến ngày nhập học chứ không cần phải dự thi nữa.
* Thi vào ngành quản trị du lịch ở ĐH Thủy sản Nha Trang thì phải thi tại trường đó hay là tại Quy Nhơn cũng được...? (Trương Thị Bích Nguyệt, 18 tuổi, lớp chuyên Anh - Lê Quý Đôn)
- PV Phúc Điền: Các cụm thi chỉ tổ chức thi cho thí sinh dự thi vào các trường ĐH ở TPHCM và Hà Nội. Thí sinh ở Quy Nhơn thi ĐH Thủy sản ở Nha Trang sẽ thi tại Nha Trang.
* Em tốt nghiệp phổ thông ở TPHCM trong khi học lớp 10 và 11 ở quê, vậy em có được điểm ưu tiên không? (vo trong hoang, 18 tuổi, 13b/100can Nguyễn Tri Phương, Q.10, TPHCM)
- PV Đoàn Từ Duy: Thí sinh dự thi ĐH, CĐ tốt nghiệp THPT hoặc học THPT ở đâu lâu hơn sẽ được tính ưu tiên khu vực tại đó. Như vậy trường hợp của bạn vẫn được ưu tiên theo hộ khẩu ở quê.
* Khi đăng kí thi vào trường các trường cao đẳng, mà mã ngành chỉ có 2 chữ số trong khi đó hồ sơ lại có 3 ô, thì phải điền như thế nào? (Từ Văn Hoà, 19 tuổi, 4H Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn)
- PV Đoàn Từ Duy: Theo hướng dẫn của nhiều trường CĐ, thí sinh nên ghi hai số này vào ô cuối của mục mã ngành.
* Em muốn tìm một trường cao đẳng khối B thi tuyển nhưng em không thấy trường nào cả ? (Nguyễn Thị Bích Chi , PTTH Tăng Bạt Hổ)
- PV Phúc Điền: Bạn có thể nộp hồ sơ xin xét tuyển dự tuyển vào trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TPHCM (các ngành : công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường); trường CĐ Kỹ nghệ dân lập TPHCM (ngành chế biến thực phẩm) hoặc thi vào các ngành SP Sinh, SP kỹ thuật nông nghiệp, SP kỹ thuật nữ công CĐ Sư Phạm địa phương (nơi bạn có hộ khẩu thường trú), hệ CĐ ngành Nuôi trồng thủy sản ĐH Nông lâm TPHCM...
* Em có hộ khẩu thường trú ở Hưng Yên, nhưng lại đang sinh sống và học tập tại TP HCM, vậy em được tính điểm ưu tiên thuộc khu vực nào? Xin cám ơn (nguyen thi ha trang, 18 tuổi, C28/7 Tăng Nhơn Phú A, Q. 9, TPHCM).
- PV Phúc Điền: Điểm ưu tiên tính theo nơi bạn học THPT lâu nhất (trong ba năm). Nếu bạn học tại TPHCM từ lớp 10, điểm ưu tiên tính theo trường THPT ở TPHCM.
* Em xin hỏi: nếu có trường đại học nào đó mà hầu hết thí sinh thi vào điểm quá thấp, trường đó có tuyển NV1 không? Ngược lại, nếu thí sinh thi vào điểm cao thì trường đó có tuyển NV2 không? (Nguyen Hoang Vu, 19 tuổi, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi)
- PV Phúc Điền: Trừ một số ngành điểm chuẩn rất cao như ngành Y, dược, CNTT ... chỉ tuyển NV1, hầu hết các trường đều có tuyển cả NV1 và NV2. Nhưng tỷ lệ bao nhiêu cho NV1, bao nhiêu cho NV2 tùy thuộc vào tình hình điểm của thí sinh dự tuyển vào trường. Nếu điểm của thí sinh NV1 thấp, các trường sẽ dành chỉ tiêu cho NV2 nhiều hơn và ngược lại nếu điểm của thí sinh NV1 cao, các trường sẽ ưu tiên xét tuyển thí sinh NV1.
* Nghe nói học trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thì không phải đóng học phí, có đúng không? Xin cho biết chi tiết về tuyển sinh khối K của trường này? (Nhiều bạn đọc)
- PV Đoàn Từ Duy: Sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM sẽ được miễn học phí nếu có cam kết phục vụ ngành sư phạm (theo chỉ tiêu của bộ GD - ĐT). Năm 2004, tuyển sinh khối K của trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM như sau:
+ Hệ ĐH: tuyển các ngành kỹ thuật điện - điện tử, điện khí hóa - cung cấp điện, cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực (cơ khí ô tô), công nghệ cắt may (may công nghiêp), mỗi ngành có 50 chỉ tiêu. Đối tượng tuyển sinh: có bằng THCN, trung học nghề phù hợp với ngành dự thi hoặc có bằng tú tài, đồng thời có bậc nghề 3/7 phù hợp với ngành dự thi. Môn thi: toán, lý, kỹ thuật điện (ngành kỹ thuật điện - điện tử, điện khí hóa - cung cấp điện), vẽ kỹ thuật (ngành cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực), kỹ thuật cắt may (ngành công nghệ cắt may).
+ Hệ chuyển tiếp từ CĐ lên ĐH: tuyển các ngành kỹ thuật điện - điện tử, điện khí hóa - cung cấp điện, cơ khí chế tạo máy. Hệ này tuyển thẳng những sinh viên loại giỏi và xuất sắc. Môn thi: toán cao cấp, vật lý đại cương, lý thuyết mạch (ngành kỹ thuật điện - điện tử, điện khí hóa - cung cấp điện), cơ lý thuyết (ngành cơ khí chế tạo máy)
Cả hai hệ trên nhận hồ sơ đến ngày 16 - 7 - 2004 và dự thi tại trường, số 1 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, TPHCM. Ngày thi: 17 và 18 - 8 - 2004.
* Em là thí sinh tự do đang học một trường trung cấp ở TPHCM , học THPT ở Bình Định, không biết kì thi tới em thi lại thì có về tỉnh mình thi không ? (Tường Duy, 20 tuổi, 131/69B Nguyễn Thái Sơn ,P.7 ,Q. Gò Vấp)
- PV Phúc Điền : Nếu hộ khẩu của bạn ở Bình Định, bạn sẽ thi tại Qui Nhơn. Nếu không thể thu xếp về dự thi tại Qui Nhơn, bạn có thể nộp hồ sơ dự thi trực tiếp tại trường ĐH bạn định dự thi, trình bày hoàn cảnh của mình và nguyện vọng muốn thi tại TPHCM, bạn được dự thi tại TPHCM hay không tùy thuộc vào sự sắp xếp , tổ chức của bộ phận phụ trách tuyển sinh của trường ĐH.
* Em muốn biết có trường nào ở TP Hồ Chí Minh vừa thi vừa xét tuyển vào CĐ không? (Nguyen Quoc Dung, 19 tuổi, langtuvutr58@yahoo.com)
- PV Phúc Điền: Tất cả các trường CĐ có tổ chức kỳ thi tuyển sẽ ra đề thi riêng, chỉ tuyển thí sinh có dự thi vào trường mình, không xét tuyển thí sinh từ các trường khác. Ngược lại, có nhiều trường CĐ chỉ xét tuyển thí sinh thi ĐH cùng khối, không tổ chức thi. Do vậy, không có trường CĐ nào vừa thi vừa xét tuyển cả.
* Ngành mới hệ thống thông tin quản lý được mở ở trường ĐH nào? Và năm nay chỉ tiêu bao nhiêu? (Nguyễn Phan Minh Uyên, 18 tuổi, 1/16 Trần Quang Khải, Nha Trang)
- PV Đoàn Từ Duy: Đây là ngành học mới của khoa kinh tế, ĐH Quốc gia TPHCM. Năm 2004, ngành này có 100 chỉ tiêu, tuyển sinh theo khối A.
![]() |
- PV Đoàn Từ Duy: Các trường khối công an sử dụng đề thi chung của Bộ GD - ĐT. Theo qui định, thí sinh không trúng tuyển vào các trường ngành công an, được xét tuyển vào một trường cùng khối khác.
* Em muốn thi trung học y nhưng không có hộ khẩu ở TPHCM (em ở Tiền Giang), có ngành nào không cần hộ khẩu ở thành phố không? (DO THI NGOC THUY, 18 tuổi)
- PV Đoàn Từ Duy: Bạn có thể dự tuyển vào trường Trung học y tế Tiền Giang hoặc hệ trung học của trường ĐH Y dược TPHCM.
* Học phí của dân lập , bán công là bao nhiêu một năm (tính trung bình thôi). Có phải học dân lập hay bán công thì bằng cấp sẽ không có giá trị so với bằng của đại học công lập như khoa học tự nhiên , kinh tế, giao thông vận tải ... (nghĩa trung, 19 tuổi, tô hiến thành quận 10)
- PV Phúc Điền: Tùy từng ngành, từng trường, học phí bình quân ở các trường ĐH bán công, dân lập khoảng 3 - 4 triệu đồng/năm. Bằng tốt nghiệp các trường ĐH bán công dân lập về nguyên tắc có giá trị ngang bằng với bằng của các trường ĐH công lập, quan trọng là kiến thức và trình độ của người được cấp bằng. Nếu bạn học bán công, dân lập nhưng bạn nỗ lực hết mình, có kiến thức sâu rộng bạn hòan toàn có nhiều cơ hội được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
* Ngành công nghệ hóa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) có đào tạo chuyên ngành dầu khí không? Muốn học ngành này phải làm gì? (toan, 18 tuổi, Hải Dương)
- PV Đoàn Từ Duy: Ngành công nghệ hoá học trường ĐH bách khoa (ĐHQG TPHCM) có các chuyên ngành như công nghệ hóa, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ hóa lý, công nghệ thực phẩm, tuyển sinh theo khối A. Như vậy, để được học ngành dầu khó, trước hết bạn phải dự thi vào ngành công nghệ hóa học. Sau thời gian học đại cương, tùy theo sở thích và năng lực của bạn, bạn có thể được xét tuyển vào học chuyên ngành dầu khí.
* Em muốn thi vào ngành tiếng Trung trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM) nhưng không biết tiếng Trung, vậy em dự thi bằng tiếng Anh được không ? (Trần Viễn Kiến, 18 tuổi, Q. 6, TPHCM)
- PV Đoàn Từ Duy: Ngành tiếng Trung trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TPHCM) tuyển sinh theo hai khối D1 và D4 nên bạn có thể dự thi bằng tiếng Anh. Chỉ tiêu ngành này năm 2004 là 150.
* Thí sinh tự do nộp hồ sơ như thế nào? (Thanh Hy, 18 tuổi, Ninh Thuận)
- PV Phúc Điền: Bạn có thể nộp tại các Sở GD-ĐT, tại các điểm thu nhận hồ sơ của Văn phòng 2 Bộ GD-ĐT hoặc nộp trực tiếp tại trường định dự thi.
* Có nên thi ĐH ngay sau khi tốt nghiệp THPT hay không? (phuong anh, 18 tuổi, maudontinh1612@yahoo.com)
- PV Phúc Điền: Tất cả HS tốt nghiệp TtHPT đều được dự thi ĐH ngay sau khi tốt nghiệp THPT như một dịp thử sức mình. Nếu bạn tự nhận định thấy kiến thức của mình chưa đủ vững vàng để vượt qua kỳ thi sắp tới, bạn có thể ôn luyện lại chờ kỳ thi năm sau. Tuy nhiên, bỏ một năm luyện thi là một giải pháp khá tốn kém cả tiền bạc, thời gian và công sức (trong khi việc thi ĐH năm sau cũng không dễ hơn chút nào). Bạn có thể dự thi vào các trường CĐ, THCN hoặc nộp hồ sơ vào các trường nghề , bạn sẽ có nhiều khả năng trúng tuyển vào một trường vừa sức mình, thời gian học ngắn hơn, do vậy bạn sẽ ra trường và có việc làm sớm hơn theo đuổi một mục tiêu quá khó khăn so với sức học của mình. Sau này, nếu có ý chí và khả năng, bạn hòan tòan có thể vừa đi làm vừa đi học các chương trình liên thông hoặc ĐH tại chức.
* Em là một thí sinh ở tỉnh, em đang ôn thi ở TPHCM vậy mục xác nhận hồ sơ ĐKDT em cần phải về quê để xác nhận hay không? Và em muốn biết ngành điện khí hoá - cung cấp điện của trường ĐHSPKT sau này ra trường sẽ làm gì? (Tuấn Việt, 19 tuổi, Quận 3, TPHCM)
- PV Đoàn Từ Duy: Thí sinh đang học tại các trường THPT thì sẽ do trường xác nhận, thí sinh tự do phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Sinh viên tốt nghiệp ngành điện khí hóa - cung cấp điện có thể giảng dạy trong các trường CĐ, THCN và dạy nghề, làm việc ở các công ty sản xuất thiết bị điện, điện tử, làm kỹ sư vận hành và bảo trì cho một số nhà máy, xí nghiệp..., các đơn vị ngành điện lực...
* Ngành công nghệ hóa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) có đào tạo chuyên ngành dầu khí không? Muốn học ngành này phải làm gì? (toan, 18 tuổi, Hải Dương)
- PV Đoàn Từ Duy: Ngành công nghệ hoá học trường ĐH bách khoa (ĐHQG TPHCM) có các chuyên ngành như công nghệ hóa, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ hó lý, công nghệ thực phẩm, tuyển sinh theo khối A. Như vậy, để được học ngành dầu khó, trước hết bạn phải dự thi vào ngành công nghệ hóa học. Sau thời gian học đại cương, tùy theo sở thích và năng lực của bạn, bạn có thể được xét tuyển vào học chuyên ngành dầu khí.
* Ngành "công nghệ sinh học" sau khi ra trường sẽ làm gì? Xin cảm ơn! (Nguyễn Quốc Tân, 19 tuổi tuổi, quoctanpy111@yahoo.com)
- PV Đoàn Từ Duy: Tùy theo chuyên ngành học, sinh viên ra trường có thể tìm được việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau: chuyên ngành vi sinh và công nghệ thực phẩm có thể làm việc trong các nhà máy sản xuất bia, nước ngọt, đồ hộp, bánh kẹo, xuất nhập khẩu thủy hải sản, sản xuất các chế phẩm sinh học...; chuyên ngành CNSH trong nông nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, trồng nấm...; chuyên ngành sinh thái và kỹ thuật bảo vệ môi trường có thể làm việc, tư vấn cho các khu du lịch sinh thái, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, các sở khoa học - công nghệ, sở tài nguyên - môi trường, viện sinh thái tài nguyên môi trường, viện sinh học nhiệt đới...
* Các trường CĐ và ĐH có thi cùng ngày không, em muốn thi một lúc CĐ và ĐH được không? Em rất thích học về máy móc để có thể chế tạo được xe hoặc máy bay, thì phải học ngành nào? (Nguyễn Đức Dzu, 18 tuổi, Tân Phú-Đồng Nai)
- PV Đoàn Từ Duy: Bạn có thể đăng ký dự thi vào một trường ĐH và một trường CĐ với điều kiện trường CĐ này có tổ chức thi riêng (không lấy kết quả thi ĐH để xét tuyển). Bạn có thể học các ngành cơ khí động lực (ô tô) tại các trường ĐH, CĐ hoặc ngành kỹ thuật giao thông (chuyên ngành ô tô, hàng không) của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) để có thể học và làm việc phù hợp với sở thích của mình.
- Trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang có đào tạo tại TP. HCM không? Ngành nào? (Phạm Văn Thái)
PV Đoàn Từ Duy: Trường ĐH Thủy sản Nha Trang có cơ sở đào tạo tại TPHCM (số 89 Đinh Tiên Hòang, Q. Bình Thạnh). Các ngành tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH: Khai thác hàng hải (khai thác thuỷ sản, đảm bảo an toàn hàng hải tàu cá, quản lý tài nguyên biển):101-A; cơ khí (CK tàu thuyền, CK động lực, CK chế tạo, kỹ thuật công nghiệp, máy lạnh và thiết bị nhiệt): 102-A; tin học (công nghệ thông tin): 103-A; công nghệ thực phẩm (chế biến thuỷ sản, công nghệ thực phẩm): 201-A; nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản, quản lý môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản): 301-B; kinh tế (kinh tế thủy sản, kinh tế thương mại): 401-A; quản trị kinh doanh (QTKD, QTKD du lịch, kế toán doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp): 402-A. Trường đào tạo trình độ CĐ các ngành: cơ điện lạnh: C65-A, tin học: C66-A, nuôi trồng thuỷ sản: C67-B, kinh tế: C68-A, chế biến thuỷ sản: C69-A.
Hơn ba tiếng đồng hồ giao lưu, tuy rằng lượng câu trả lời chưa đáp ứng hết được số lượng câu hỏi mà các bạn đặt ra, thế nhưng dẫu sao nhóm thực hiện chương trình cũng đã cố gắng hết sức mình để trong khoảng thời gian có thể đáp ứng tối đa các câu hỏi của các thí sinh.
“Cám ơn ban tổ chức, cám ơn báo Tuổi Trẻ và tỉnh Đoàn Bình Định đã tổ chức thành công buổi giao lưu này!”, đó là câu kết thúc của TS Nghĩa khi chia tay với các HS thành phố biển Quy Nhơn. Trần Văn Tuấn, đến từ huyện Tuy Phước đã tâm sự với PV Tuổi Trẻ: “Một buổi tư vấn tuyển sinh chưa thể đáp ứng hết, nhưng với tôi thế đã là quá đủ. Những tài liệu mà tôi nhận được, những câu trả lời từ các Thầy mà tôi được nghe đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong việc chuẩn bị đăng kí dự thi….”. Tuy là kết thúc, nhưng khi nhìn lại chúng tôi vẫn thấy các thầy giáo đang… vất vả trả lời tiếp các câu hỏi của các bạn thí sinh. Ngay cả thầy Hùng, Thầy Nghĩa tuy đã nói tiếng chia tay, nhưng cuối cùng cũng phải nán lại để trả lời tiếp thắc mắc của các bạn HS TP. Quy Nhơn.
Tại Tòa soạn TTO, nhóm PV tư vấn cũng đành tạm gác lại các câu trả lời do khuôn khổ thời gian và đành hẹn vào những buổi tư vấn trực tuyến tiếp theo, dù câu hỏi vẫn tiếp tục đổ về!
Tư vấn trực tuyến tuyển sinh, dường như không có đoạn kết….
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận