Nay cha tôi muốn lập di chúc phần tài sản này cho tôi. Xin hỏi sau này cha tôi mất, tôi có được hưởng di sản như nhau (bằng) với các chú và cô tôi không? (Truong Phap)
- Do bạn không nói rõ ông nội bạn chết năm nào, tài sản ông nội bạn để lại có thuộc quyền sở hữu của ông nội bạn hay không và tài sản này hiện có bị tranh chấp hay không, nên chúng tôi không thể trả lời bạn một cách cụ thể được. Chúng tôi chỉ có thể trả lời bạn về nguyên tắc như sau :
Ông nội bạn chết mà không để lại di chúc, nếu tài sản ông nội bạn để lại thuộc quyền sở hữu của ông bạn, chiếu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản của ông nội bạn sẽ được phân chia theo quy định thừa kế theo pháp luật (Điều 675).
1. Theo quy định tại điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định nêu trên, cha bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do vậy cha bạn được thừa kế tài sản của ông nội. Theo bạn cho biết thì hiện nay tài sản thừa kế này chưa được làm thủ tục khai nhận theo quy định của pháp luật, vì vậy gia đình bạn nên tiến hành thủ tục khai nhận thừa kế theo đúng quy định của luật pháp, rồi sau đó cha bạn lập di chúc để lại phần sở hữu mà cha bạn được thừa kế trong khối tài sản của ông nội bạn cho bạn. Trong trường hợp vì lý do gì đó mà chưa khai thừa kế di sản được thì cha bạn vẫn có quyền lập di chúc.
Cha bạn được hưởng phần di sản của ông nội bạn để lại là bằng với các chú và cô của bạn, nhưng việc cha bạn nếu có lập di chúc chỉ định bạn được thừa kế toàn bộ phần sở hữu mà cha bạn được thừa kế trong khối tài sản của ông nội bạn cho bạn thì sau khi cha bạn chết, chưa chắc chắn là bạn được hưởng toàn bộ phần tài sản này vì còn phụ thuộc vào việc cha bạn có trách nhiệm phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản lúc còn sống với người khác hay không và còn căn cứ vào Điều 669 của Bộ luật dân sự 2005 nữa.
Điều 669, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận