06/02/2006 15:25 GMT+7

Quang Hải - Hải Yến sau Người Mỹ trầm lặng...

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

Đôi uyên ương Quang Hải - Đỗ Hải Yến vừa kết thúc phần hậu kỳ Chuyện của Pao - bộ phim chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy.

PZi9HfmM.jpgPhóng to
Vợ chồng Quang Hải - Hải Yến trong những ngày làm phim Chuyện của Pao

* Khi những ồn ào của NMTL đã qua, cảm giác của một diễn viên trẻ của Hải Yến (HY) như thế nào: Nhìn nhận lại hay mơ mộng một tương lai, một cơ hội mới?

- HY: Tôi là người rất thực tế, trước mỗi quyết định đều suy xét kỹ. Thực ra, khi còn trẻ mà được khám phá cuộc sống theo cách làm phim thì cũng thú vị. Tôi luôn cố gắng để có những cơ hội tốt đến với mình.

* Vậy điều gì khiến chị không tham gia các bộ phim trong nước khác, thậm chí một bộ phim truyền hình thôi để tiếp tục ghi dấu ấn vào tâm trí người xem.?

- HY: Tôi đã phải thu xếp thời gian cho việc học hành và di chuyển cùng những chuyến đi của anh Hải, nhờ đó tôi cũng biết được nhiều điều. Nhờ có may mắn được làm việc với những đoàn phim khác nhau nên cả hai chúng tôi đã có thêm kinh nghiệm.

* Còn Quang Hải (QH), anh vừa hoàn thành sản phẩm đầu tay của mình. Điều tâm đắc nhất khi hoàn thành Chuyện của Pao?

- QH: Chúng tôi đã tìm được một ê-kíp tốt. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đã được làm việc với những cộng sự đầy tâm huyết và luôn có khát vọng làm được điều gì đó cho điện ảnh. Tôi hy vọng khán giả sẽ đón nhận nó vì bộ phim này là tâm huyết của nhiều người chứ không chỉ là của riêng vợ chồng tôi.

* Và ê-kíp đó là Quang Hải (đạo diễn), Cordelia Beresford (quay phim), Nguyễn Thiên Đạo (âm nhạc) và Đỗ Hải Yến (diễn viên chính). Vậy ai thực sự là yếu tố thú hút khách của anh đến với Chuyện của Pao?

- QH: Điều quan trọng nhất đối với tôi là cảm xúc của bộ phim mang lại cho người xem. Một bộ phim hay phụ thuộc vào tất cả các yếu tố. Tôi không nghĩ cứ áp dụng công thức là có thể làm được phim hay. Các thành phần trong đoàn phim sẽ tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Tôi cho rằng đạo diễn là một nghề rất thuyết phục. Ngay từ bé, tôi đã rất thích tháo chiếc đồng hồ ra để xem bộ máy đang chạy bên trong.

* Phim đầu tay của anh ban đầu có cái tên rất thơ: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - gợi hơn nhiều về không khí miền núi. Tại sao lại đổi tên, phải chăng anh muốn dồn chú ý tới vai nữ chính của Hải Yến?

- QH: Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy dựa trên một câu chuyện có thật và khi làm phim, chúng tôi thống nhất câu chuyện ấy được kể thông qua cái nhìn của Pao, một thiếu nữ với cuộc hành trình của cô đến tương lai để tìm người ruột thịt, hành trình đó sẽ đưa khán giả ngược về tâm thức. Chuyện của Pao là một tên ngắn gọn và dễ nhớ hơn.

* Để vào vai cô gái Mông-Pao, Hải Yến đã phải thay đổi thế nào để thuyết phục khán giả xem phim?

- HY: Vào vai Pao là một khám phá mới, một cuộc sống mới đối với tôi. Tôi đã thực sự xúc động khi lần đầu tiên đi thực địa, nhìn thấy cuộc sống của những người dân trên đó. Cuộc sống của họ đặc biệt hấp dẫn tôi. Tôi đã có thời gian sống và lao động như người địa phương thực sự, và khi đóng phim tôi cũng suy nghĩ như họ. Đối với tôi, hình thức cũng quan trọng nhưng nội dung mới quyết định. Tôi thích vai diễn này.

* Đề tài hai anh chị tâm đắc dường như phù hợp hơn với dạng phim độc lập và các liên hoan phim đề cao tính bản địa? Đó có phải là mục đích của anh?

- QH: Rất may mắn là kịch bản của chúng tôi được Cục Điện ảnh chú ý và cấp kinh phí, Hãng phim truyện I sản xuất. Và may mắn được tài trợ về hậu kỳ tại Technicolor của Vidoido-tour - một công ty tư nhân. Mục đích của tôi là đạo diễn một bộ phim hay với ngôn ngữ điện ảnh giản dị và phát huy thế mạnh của những người cộng tác. Vậy thôi.

Theo Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên